LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 192

giấu, không cho khách du lịch nước ngoài thấy. Vì họ không treo tranh lên
tường trong nhà hoặc trong tàng cổ viện, mà cuốn lại, cất kĩ, chỉ mở ra coi
khi có một cuộc thưởng lãm nghệ thuật, như chúng ta lấy sách trong một
ngăn tủ, mở ra đọc. Những bức hoạ cuốn lại đó được bồi bằng giấy hay lụa,
và họ “đọc” chúng cũng như đọc một bài thơ, bài văn viết tay; đôi khi họ
cũng treo trên tường, nhưng chỉ những bức nhỏ thôi, rất ít khi họ đóng
khung, đôi khi họ vẽ lên một bức bình phong một loạt tranh. Cuối đời
Tống, đã có tới mươi ba phái nhỏ (?) (subdivision) và vô số hình thức.

Theo các sách Trung Hoa thì hoạ là một nghệ thuật riêng biệt, đã được
trọng từ mấy thế kỉ trước T.L., và mặc dầu chiến tranh và cách mạng, nó
vẫn còn được duy trì tới ngày nay. Tương truyền hoạ sĩ đầu tiên của Trung
Hoa là một người đàn bà, bà Lei, chị (hay em) vua Thuấn; một nhà phê
bình bảo: “Buồn nhỉ, nghệ thuật chí cao đó mà lại do một người đàn bà
phát minh ra à!”. Hiện nay không còn một bức hoạ nào của đời Chu, nhưng
chắc chắn là nghệ thuật đó đã có từ trước đó lâu vì Khổng tử bảo đã xúc
động khi đứng trước những bích hoạ ở nhà Minh đường (một tàng cổ viện)
tại Lạc Dương. Trong buổi đầu đời Hán, một văn sĩ hận rằng các hoạ sĩ
không vẽ chân dung một vị anh hùng mà ông ta ngưỡng mộ: “Có nhiều
người vẽ giỏi mà sao không ai vẽ chân dung ông ấy?”. Người ta kể chuyện
một quái kiệt thời đó tên là Lieh-I, có thể vẽ một đường thẳng băng dài ba
trăm thước tây, vẽ một bản đồ tỉ mỉ của Trung Hoa trên một bề mặt vài
phân vuông, và ngậm nước màu đầy một miệng rồi phun ra thành một bức
tranh

[2]

, những con phượng ông ta vẽ linh động tới nỗi người ta ngạc

nhiên sao không thấy nó bay. Có vài dấu hiệu làm cho người ta ngờ rằng
môn hoạ Trung Hoa đã đạt được một trong những điểm cao nhất ở đầu kỉ
nguyên Tây lịch, nhưng chiến tranh và thời gian đã huỷ hết những chứng
cứ cho thuyết đó rồi. Từ ngày quân Tần vô Lạc Dương cướp bóc, đốt phá
(khoảng 249 tr. T.L) cho tới vụ loạn Quyền phỉ (1900), quân lính của Tung
Cho hạ những bức tranh lụa trong cung điện xuống để gói những đồ vật
tầm thường, thì nghệ thuật và chiến tranh thay phiên nhau thắng bại; tàn
phá rồi sáng tác, sáng tác rồi tàn phá; nhưng sự tàn phá vẫn mạnh hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.