LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 193

nhiều.

Ở thế kỉ III và IV, đạo Ki tô làm thay đổi văn hóa và nghệ thuật các xứ trên
bờ Địa Trung Hải, thì cũng vào khoảng đó, đạo Phật thực hiện một cuộc
cách mạng trong đời sống Trung Hoa về tín ngưỡng và thẩm mĩ quan. Đạo
Khổng vẫn còn giữ trọn quyền thế trong khu vực chính trị, còn đạo Phật kết
hợp với đạo Lão chiếm ưu thế về nghệ thuật, kích thích các nghệ sĩ Trung
Hoa, bằng các đề tài, biểu tượng, phương pháp và hình thể từ Ấn Độ truyền
sang. Thiên tài bậc nhất của phái hoạ Phật giáo Trung Hoa là Cổ Khải Chi.
Người ta đã dệt ra bao nhiêu huyền thoại và giai thoại về ông. Ông yêu một
thiếu nữ con một ông hàng xóm, hỏi cưới, nàng không ưng vì chê ông
không có tương lai rực rỡ. Ông bèn vẽ nàng lên một bức tường rồi lấy một
cái gai nhọn đâm vào trái tim

[3]

, từ đó nàng suy yếu lần. Ông qua thăm

nàng, nàng có vẻ xiêu lòng, về nhà ông rút cái gai ra, nàng khoẻ mạnh lại.
Các nhà sư muốn dựng một ngôi chùa ở Nam Kinh, ông hứa quyên một
triệu đồng; cả nước cười ông nói khoác vì biết ông nghèo cũng như mọi
nghệ sĩ khác. Ông bảo: “Cho tôi dùng một bức tường”. Người ta bằng lòng,
ông vẽ lên bức tường ấy vị la hán Uimala Kirti. Vẽ xong, ông mời các hoà
thượng lại chỉ cho họ cách kiếm tiền được một triệu đồng: “Ngày đầu xin
quí thầy buộc người vô coi phải quyên 100.000 đồng, ngày thứ nhì 50.000,
ngày thứ ba tuỳ hỉ”. Họ làm theo và thu được 1.000.000 đồng. Ông vẽ
nhiều bức hoạ về Đạo Phật, nhưng hiện nay không còn bức nào chắc chắn
là của ông

[4]

. Ông viết ba cuốn về môn hoạ, nay chỉ còn ít đoạn. Ông bảo:

“Khó nhất là vẽ người, rồi tới vẽ cảnh, rồi tới vẽ ngựa và các vị thần
thánh”. Ông lại muốn có cái giọng triết gia nữa, dưới bức chân dung một
ông vua, ông viết mấy hàng này: “Trong vũ trụ, không có cái gì thịnh cực
mà không suy… Mặt trời lên tới đỉnh đầu thì bắt đầu xuống; trăng tròn rồi
khuyết. Lên tới tột đỉnh của danh vọng là một việc khó như lấy bụi cát mà
đắp thành núi; suy sụp trong cảnh khốn khổ dễ như bật một dây cung…”.
Người đương thời cho ông là người nổi danh nhất vì tài vẽ, tinh thần và
bệnh cuồng của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.