LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 195

nạn. Ông vẽ vài bức phong cảnh đẹp nhất của Trung Hoa, coi y như thực,
theo nhiều giai thoại hay huyền thoại truyền lại: Minh Hoàng bảo rằng ban
đêm nghe thấy tiếng sóng vỗ bập bềnh từ một bức tranh mà Lý đã vẽ trên
một bức bình phong, và một con cá trên tranh bỗng quậy, thoát ra khỏi bức
tranh, ít lâu sau thấy nó trong một cái hồ; nước nào cũng có những truyện
như vậy về các hoạ sĩ danh tiếng. Còn Nam tôn thì do bậc thiên tài là
Vương Duy thành lập; hoạ sĩ theo chủ trương ấn tượng này cho rằng phong
cảnh chỉ là biểu hiện của một tâm trạng thôi. Vừa là thi sĩ, vừa là hoạ sĩ,
ông rán kết hợp hai nghệ thuật đó, khiến cho mỗi bức hoạ của ông như một
bài thơ. Để khen ông, người ta đặt ra câu này: “Thi trung hữu hoạ, hoạ
trung hữu thi”, câu ấy sau này thường được lập đi lập lại, và áp dụng vào
thi và hoạ của Trung Hoa thì thật đúng (Nhiều khi trên một bức tranh người
ta đề một bài thơ mà riêng nét chữ cũng đủ là một nghệ phẩm rồi). Có
người bảo rằng Tung Chi Chang bỏ ra suốt đời để kiếm một bức hoạ thực
của Vương Duy

[8]

.


Khắp Đông Á, ai cũng công nhận rằng có tài nhất đời Đường, vượt lên trên
cả Bắc tôn lẫn Nam tôn, tên là một hoạ sĩ theo truyền thống Phật giáo của
nghệ thuật Trung Hoa, tên ông là Ngô Đạo Huyền, tự là Đạo tử. Ông ta
đáng mang tên là Thầy của Đạo (Đạo tử)

[9]

tất cả các ấn tượng, tư

tưởng mà Lão tử và Trang tử cho là quá tế nhị, không diễn thành lời được,
tất cả những cái đó hiện ra một cách tự nhiên bằng nét vẽ và màu sắc dưới
ngọn bút của Ngô. Một sử gia Trung Hoa bảo ông mồ côi trong một gia
đình nghèo, nhưng “có thiên tài nên chưa qua tuổi thanh niên, ông đã nổi
tiếng là bậc thầy; Lạc Dương đầy hoạ phẩm của ông”. Tương truyền ông
thích uống rượu và khoe sức mạnh; có lẽ ông nghĩ như thi sĩ Mĩ Edgar Poe
rằng hơi ngà ngà say thì tinh thần minh mẫn lên. Ông có tài vẽ đủ loại:
người, thần thánh, ma quỉ, Phật, chim chóc, nhà cửa, phong cảnh; nghệ
thuật phong phú của ông thích hợp với mọi đề tài. Vẽ trên lụa, trên giấy
hoặc trên thạch cao mới đắp còn ướt, cũng khéo ngang nhau; ông vẽ ba
trăm bích hoạ cho các chùa và một bích hoạ có tới trên một ngàn mặt
người, nổi tiếng ở Trung Hoa cũng như bức Jugement dernier của Michel

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.