LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 196

Angle hoặc bức La Cène của Léonard de Vinci

[10]

. Thế kỉ XII, bốn trăm

năm sau khi ông mất, Đồ hoạ viện còn giữ được chín mươi sáu bức họa của
ông, nay thì khắp thế giới không còn một bức. Người ta bảo rằng những
tranh Phật của ông “thấu được lẽ tử sinh”; cảnh địa ngục ông vẽ làm cho
một số đồ tể và người bán cá Trung Hoa sợ quá, phải bỏ nghề, một nghề mà
tín đồ Phật giáo ghê tởm; bức ông vẽ giấc mộng [thấy Dương Quí Phi?] của
Đường Minh Hoàng khiến nhà vua tin rằng ông cũng thấy những gì trong
mộng y như mình. Khi vua bảo ông vẽ cảnh Thung lũng Chia-ling ở Tứ
Xuyên, ông tới nơi rồi trở về, không có một tấm phác hoạ nào cả; nhà vua
bất bình, ông đáp: “Toàn cảnh ở trong đầu hạ thần rồi”, rồi vô ngồi một
mình trong một phòng kín trong cung, ông vẽ một hơi tất cả những cảnh
trên một ngàn năm trăm cây số. Khi tướng Pei muốn ông vẽ cho một bức
chân dung, ông bảo đừng ngồi mà múa kiếm cho ông coi; sau đó ông vẽ
được một bức chân dung mà người đương thời phải nhận là thần bút. Danh
tiếng ông vang lừng tới nỗi khi ông sắp vẽ xong những bức hoạ trong chùa
Hsing-shan, thì “tất cả Trường An” chạy lại để coi ông vẽ nét cuối cùng.
Một sử gia thế kỉ thứ X bảo bị đám đông bao vây, ông phóng bút vẽ những
hào quang nhanh như thể có cơn dông đưa tay ông và người đứng coi phải
thốt lên rằng quả là “thần bút”. Bọn làm biếng thì bao giờ cũng cho rằng
“hứng” tới thì thành thiên tài. Một truyện lí thú kể rằng khi sắp chết, ông vẽ
một cảnh rộng lớn rồi chui vào một cái hang vẽ trên bức tranh… và biến
mất luôn. Chưa bao giờ nghệ thuật đạt được cái mức thiên tài và tinh xảo
như vậy.

Dưới triều Tống, hoạ thành môn ham mê chính của người Trung Hoa.
Thoát ra khỏi các đề tài Phật giáo, môn hoạ có nhiều vẻ hơn và cực kì
phong phú. Vua Tống Huy tôn giữ một địa vị vẻ vang trong số tám trăm
hoạ sĩ đương thời mà người ta còn nhớ được tên. Trên một cuộn tranh mà
Tàng cổ viện Mĩ thuật ở Boston quí vào bậc nhất, ông vẽ bằng những nét
đơn sơ mà rõ ràng lạ lùng tất cả những giai đoạn làm ra lụa của phụ nữ
Trung Hoa; ông lập một tàng cổ viện mĩ thuật chứa nhiều tác phẩm hơn tất
cả các thời trước; ông tách hoạ viện ra khỏi hàn lâm viện, thành một cơ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.