quan lớn, độc lập gọi là Hàn lâm đồ hoạ viện; trong các kì thi tuyển nhân
tài để bổ dụng, ông thay vài môn văn thơ bằng môn hoạ, số đại thần ông
lựa vì tài nghệ cũng ngang với số đại thần có tài cai trị. Rợ Kim hay vậy,
xâm chiếm Trung Hoa, truất ngôi ông
, phá kinh đô, và huỷ phần lớn
những bức tranh trong Đồ hoạ viện, mà nội mục lục cũng gồm tới hai mươi
cuốn. Ông
bị bọn xâm lăng cầm tù, đưa lên phương Bắc, ông buồn rầu
mà chết. Hai hoạ sĩ khác có tài hơn ông là Quách Hi và Lí Long Miêu. “Vẽ
những cây thông lớn, những gốc cổ thụ, những thác đổ cuồn cuộn, những
ngọn núi dựng đứng, những vực thẳm hiểm trở, những bãi cỏ trên núi khi
ẩn khi hiện sau màn sương nhẹ buổi sáng, khi bị che lấp dưới đám mây
đen, vẽ cả ngàn cảnh thay đổi ấy thì ai cũng nhận rằng Quách Hi hơn hẳn
các hoạ sĩ đương thời”. Li Long Miêu vừa là một nghệ sĩ, một học giả; vừa
là một ông quan có tiếng tăm, lịch thiệp, nhã nhặn, nên được người đồng
thời trọng là một kẻ sĩ hoàn toàn. Từ thư pháp ông chuyển qua hoạ, lúc nào
ông cũng chỉ dùng mực tàu; ông tự hào giữ đúng truyền thống Bắc tôn, chú
trọng đến nét vẽ cho đúng và dịu dàng. Ông vẽ ngựa khéo tới nỗi khi sáu
con ngựa làm mẫu chết, người ta bảo tại tranh của ông đã rút hết sinh khí
của chúng. Một vị tăng cảnh cáo ông rằng nếu cứ vẽ nhiều ngựa và vẽ khéo
như vậy thì sau sẽ thành ngựa; nghe vậy ông vẽ năm trăm vị la hán. Đồ hoạ
viện của Huy Tôn khi bị phá huỷ còn chứa được không dưới bảy trăm bức
hoạ của Lí, điểm đó cũng đủ cho ta thấy danh tiếng ông ra sau.
Đời Tống còn nhiều danh hoạ gia khác: Mễ Phí, một thiên tài kì khôi, suốt
ngày rửa tay và thay áo nếu không chạy đi xem các bức hoạ cổ hoặc ngồi
điểm những vết mực nho nhỏ để vẽ phong cảnh – phương pháp đó, ông tự
đặt ra; Hạ Khuê có một loạt tranh vẽ cảnh sông Dương tử từ nguồn bé nhỏ
tới vàm mênh mông với ghe thuyền chen chúc, qua những thác, ghềnh, hẽm
núi, không thiếu một cảnh nào, vì vậy ông được một số nhà chuyên môn
đặt vào hàng đầu các hoạ sĩ phong cảnh, cả phương Đông lẫn phương Tây;
Mã Viễn cũng vẽ phong cảnh và toàn cảnh, tranh của ông bày ở Tàng cổ
viện Boston
; Lương Khải có một bức chân dung Lí Bạch rất đẹp; Mu-
ch’i có bức tranh con hổ, coi thấy sợ, bức con chim sáo vui vẻ và bức Phật