hay giấy cuốn lại hoặc trên bình phong. Nhưng đó chỉ là một sự phân biệt
về hình thức; điểm quan trọng hơn là hoạ sĩ của họ bất chấp nguyên tắc
viễn thị và bóng của các vật. Vua Khang Hi vời hai hoạ sĩ châu Âu vô trang
hoàng cung điện ông; các bức tranh của họ bị từ chối vì họ vì họ vẽ những
cây cột ở xa ngắn hơn những cây cột ở gần; người Trung Hoa không có gì
sai và giả tạo bằng vẽ không gian lên một chỗ không có không gian. Trung
Hoa và châu Âu không làm sao đồng ý với nhau được vì không hiểu ý
nhau: người ta đã dạy cho người Âu đứng ngang với cảnh vẽ, còn hoạ sĩ
Trung Hoa có thói quen đứng trên cao nhìn xuống. Lại thêm người Trung
Hoa lại không quan tâm tới bóng của vật, vì họ cho rằng vẽ không phải là
bắt chước sự thực mà cốt sao cho đẹp mắt, gợi một tâm trạng hay một ý
nghĩ bằng những hình dạng hoàn mĩ. Đối với họ, hình dạng là tất cả, diễn
hình dạng thì không cần màu sắc rực rỡ mà chỉ cần tìm nét vẽ cho đúng cho
nhịp nhàng. Các bức hoạ cổ nhất không dùng màu, mà đời sau, các danh
hoạ gia cũng rất ít khi dùng màu. Một ngọn bút và một thỏi mực đen, bấy
nhiêu đủ rồi, vì màu mà liên quan gì tới hình dạng. Hoạ sĩ kiêm lí thuyết
gia Hsich Ho bảo hình dạng là tiết điệu: trước hết vì một bức hoạ Trung
Hoa là biểu hiện của một cử động nhịp nhàng, mà bàn tay hoạ sĩ như rồng
bay phượng múa; sau nữa vì một hình dạng đặc biệt cho ta thấy cái “tiết
điệu của tinh thần” cái tinh tuý và sự biến động thuần hoà của sự thực. Sau
cùng tiết điệu được biểu diễn trong nét bút; nét bút không phải chỉ ghi chu
vi của các vật mà còn diễn tâm trạng bằng cách gợi ý và tượng trưng.
Không kể cảm xúc phải mạnh, tưởng tượng phải dồi dào, hễ vẽ khéo thì nét
phải đúng và đẹp. Phải nhận xét thật tỉ mỉ, chế ngự hoài tình cảm của mình,
nhận định mục đích của nó, rồi trong vài nét bút ghi nguồn hứng của mình
lên mặt lụa, đã ghi một lần rồi thì không sửa lại được nữa
.
Ở Trung Hoa và Nhật Bản, nghệ thuật vẽ [tức vẽ nét: dessin, khắc hoạ:
peinture] đạt tới mức cao nhất. Còn nghệ thuật dùng màu thì không đâu
bằng Venise (Ý) và Hoà Lan.
Hoạ sĩ Trung Hoa không quan tâm tới thuật tả chân, họ rán gợi cảnh, gợi ý