LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 201

nhiên. Chắc hoạ sĩ Trung Hoa cũng như các văn sĩ Pháp ở thế kỉ XVIII,
càng bị bó buộc thì lại càng phải rán cho được xuất sắc, như Hume đã nhận
xét.

Sự thực sở dĩ họ được cứu thoát khỏi cảnh sa lầy của thủ tục là nhờ họ
thành thực yêu thiên nhiên. Đạo Lão rồi tới đạo Phật đều dạy họ rằng trong
sự thăng trầm, biến hoá của đời sống, người và thiên nhiên hợp nhất với
nhau

[15]

. Các thi sĩ chán cảnh náo nhiệt ở thành thị thì tìm sự an tĩnh bên

cạnh thiên nhiên, các triết gia cho đạo người phải coi đạo Trời là mẫu mực
thì các hoạ sĩ cũng vậy, thích nghe tiếng suối róc rách, thích thơ thẩn trong
rừng sâu, họ cảm thấy rằng ở nơi yên tĩnh đó tinh thần minh mẫn, phát hiện
một cách rõ rệt hơn trong cảnh ồn ào của đám đông, hoặc sự hỗn loạn của
tư tưởng nhập thế. Thiên nhiên khiến họ chết vì rét và lụt

[16]

; vậy mà, họ

vẫn kiên nhẫn coi thiên nhiên là vị tối cao được các triết gia, văn sĩ và nghệ
sĩ tôn sùng. Một ngàn năm trước Claude Lorrain, Jean Jaques Rousseau,
Wordsworth và Chateaubriand, người Trung Hoa đã say mê thiên nhiên, đã
có một phái hoạ sĩ chuyên vẽ sơn thuỷ mà hoạ phẩm được tất cả Đông Á
phục là đạt được cái mức cao nhất của thiên tài, điều đó cho ta thấy văn
minh Trung Hoa cổ và sâu sắc ra sao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.