lanh (kaolin cũng gọi là đất sứ), và “bạch đôn tử” (pe-tun-tse), một thứ
thạch anh (quart) trắng, nung lên thì chảy ra mà làm cho đồ sứ hoá trong
trong. Hai khoáng chất ấy nghiền thành một thứ bột mịn, rồi nhào với nước
thành một thứ bột nhồi; người thợ gốm nặn thứ bột ấy bằng tay hay bằng
máy tiện, sau cùng bỏ lò nung bằng một nhiệt độ rất cao, thế là thành một
chất trong trong, bóng láng, cứng bền, tức thứ sứ trắng mộc mạc
. Đôi
khi người ta còn phủ lên bột nhồi đã thành hình [đĩa, chén…] rồi nhưng
chưa nung, một lớp mỏng men tráng, rồi mới bỏ vô lò; có khi đợi nung
xong lần đầu rồi, người ta bôi men tráng lên rồi nung lần thứ nhì [gọi là
biscuit: hầm hai lần]. Men tráng đó thường có màu, nhưng thường thường
thì bột nhồi sơn màu trước rồi mới phết men lên; hoặc người ta vẽ, sơn lên
lớp men đã nung rồi đem nung lại. Nhưng màu “trên men” đó mà chúng ta
gọi là émai (men sành) làm bằng những thuỷ tinh nghiền thành bột rồi trộn
vào lớp men phết bằng một cây bút lông mịn. Có những thợ tập tành lâu
năm rồi chuyên vẽ kẻ thì hoa, kẻ thì loài vật hoặc phong cảnh, lại có người
chuyên vẽ tiên, thánh trầm tư trong núi hoặc cưỡi những con vật kì dị đi
trên mặt sóng.
Thuật đồ gốm Trung Hoa đã có từ thời đồ đá. Giáo sư Anderson đã tìm
thấy ở Hà Nam và ở Cam Túc những mảnh sành (chắc chắn là đã có từ
3000 năm trước T.L.); coi hình dạng của đồ vật và sự khéo léo của công
việc, người ta đoán rằng thời đó nghệ thuật đồ gốm ở Trung Hoa đã có một
quá khứ lâu dài rồi. Một vài mãnh làm ta nhớ tới những đồ sành ở Anau, do
đó người ta nghĩ rằng văn minh Trung Hoa từ phương Tây truyền qua,
những mảnh bình khai quật được trong những mộ cổ ở Hà Nam, có phần
kém nghệ thuật, và có lẽ có từ cuối đời Thương. Qua đời Hán, chỉ có những
đồ sành tầm thường, thiếu hẳn nghệ thuật, cùng với một ít đồ thuỷ tinh cổ
nhất ở Đông Á
. Đời Đường, sự uống trà ngày càng phổ biến, thành
thử nghệ thuật đồ gốm phấn phát lên. Không hiểu do ngẫu nhiên hay do
thiên tài, vào khoảng thế kỉ thứ IX, người Trung Hoa phát kiến rằng có thể
chế tạo những bình ấm chẳng phải chỉ riêng mặt ngoài và trong (như ở đời
Hán và tại các nước khác) mà còn trong luôn cả suốt bề dày của những đồ