; ông tổ chức cứu tế cho các học giả già, trẻ
mồ côi, người tàn tật; ông lại rộng rãi bảo trợ giáo dục, văn học và nghệ
thuật. Dưới triều ông, người ta sửa lại lịch và thành lập toà Khâm thiên
giám. Ở Bắc Kinh [thời đó gọi là Yên Kinh] ông dựng một kinh đô mới đẹp
đẽ và đông dân, khiến các du khách ngoại quốc phải thán phục. Người ta
xây cất nhiều lâu đài lớn và môn kiến trúc thịnh hơn tất cả các thời trước.
Marco Polo bảo: “Khi những biến cố ấy xảy ra thì ông Polo ở tại chỗ”. Ông
được nhà vua tin cẩn, và ông tả tỉ mỉ các trò tiêu khiển của nhà vua. Ngoài
bốn bà đều gọi là hoàng hậu ra, trong cung còn có nhiều cung phi tuyển ở
Ungut tại nước Hung Nô; coi bộ Hốt Tất Liệt thích thiếu nữ xứ đó lắm.
Theo Marco Polo thì cứ hai năm một lần, một số đại thần đáng tin cậy,
được phái qua xứ ấy, tuyển cho nhà vua một trăm thiếu nữ theo các tiêu
chuẩn chính nhà vua đã định rõ:
Khi những thiếu nữ ấy tới trước mặt nhà vua, ông lại sai những viên thanh
tra xét lại lẩn nữa để tuyển lại khoảng từ ba chục tới bốn chục nàng cho
vào cung hầu hạ chăn gối… Người ta giao từng nàng cho một số bà già
trong cung để khám xét lại kĩ lưỡng ban đêm xem họ có một tật kín nào
không: ngủ có yên không, nếu ngáy thì bị loại, hơi thở có nhẹ nhàng không,
có một bộ phận nào trong thân thể tiết ra mùi hôi không. Lọt qua kì tuyển tỉ
mỉ đó rồi, họ được chia thành từng kíp năm nàng một, mỗi kíp được vào
hầu Ngài. Ngự trong cung phòng ba ngày ba đêm, để Ngài sai bảo lặt lặt
và muốn làm gì thì làm. Hết hạn đó, một kíp khác vô thay phiên và cứ như
vậy cho tới kíp cuối cùng; hết một vòng rồi trở lại kíp đầu.
Sau khi ở Trung Hoa hai chục năm, Marco Polo với cha và chú nhân dịp
nhà vua phái đi sứ Ba Tư mà yên ổn và chẳng tốn kém gì mấy, trở về cố
hương được. Hốt Tất Liệt đưa cho họ một quốc thư để dâng Giáo hoàng và
họ được cung cấp đầy đủ tiện nghi cho cuộc hành trình. Họ đi vòng bán đảo
Mã Lai qua Ấn Độ, Ba Tư, rồi theo đường bộ tới Trébizonde, trên bờ Hắc
Hải, giai đoạn cuối cùng tới Venise. Hết thảy mất ba năm. Khi họ tới châu