Âu thì hay tin Hốt Tất Liệt và Giáo hoàng đã chết cả
. Marco thật gan
lì, kiên sức, cả trong đời sống nữa, bảy mươi tuổi mới chịu lìa trần. Khi sắp
tắt thở, bạn thân của ông cố khuyên ông, muốn cứu rỗi linh hồn thì đính
chính những lời ông chép trong sách đi – hiển nhiên là láo khoét rồi –
nhưng ông cương quyết bảo: “Tôi chưa nói được một nửa những điều tôi đã
trông thấy”. Ông mất được ít lâu, người ta thấy trong lễ Carême ở Venise,
một tên hề khoa trương, khoác lác một cách lố bịch để chọc cười thiên hạ.
Người ta gọi hắn là Marco triệu”
2. Đời Minh và đời Thanh
Mông Cổ sụp đổ - Đời Minh - Mãn Châu xâm chiếm Trung Hoa – Đời
Thanh – Một minh quân – Vua Càn Long gạt bỏ các tư tưởng Âu Tây
Phải bốn trăm năm sau Trung Hoa mới thấy lại một thời rực rỡ như vậy.
Dân tộc Mông Cổ bị suy nhược vì các thất bại ở châu Âu, Tây Á, và vì cả
sự Hoa hoá nữa, nên đời Nguyên tàn rất mau. Muốn duy trì và cai trị một
đế quốc mênh mông như vậy, mà miền này cách biệt hẳn với miền kia vì
núi non hiểm trở, vì sa mạc, vì biển cả thì phải có những phương tiện như
hoả xa, điện tín, máy in. Vả lại người Mông Cổ có tài chiến đấu hơn tài cai
trị, nên các người nối ngôi Hốt Tất Liệt bắt buộc phải tái lập chế độ thi cử
và dùng tài cai trị của người Trung Hoa. Rốt cuộc nhà Nguyên không làm
cho phong tục, tư tưởng Trung Hoa thay đổi gì nhiều, chỉ thêm vào văn học
Trung Hoa được loại tiểu thuyết và loại tuồng. Một lần nữa, phụ nữ Trung
Hoa lại kết hôn với kẻ xâm lăng, văn minh hoá họ rồi tiêu diệt họ. Năm
1368, một nhà sư hoàn tục [Chu Nguyên Chương] phất cờ khởi nghĩa,
chiếm Bắc Kinh, lên ngôi vua, tức Minh Thái Tổ. Qua đời sau, một ông vua
có tài, vua Thành Tổ lên ngôi, niên hiệu Vĩnh Lạc, Trung Hoa thịnh trở lại,
nghệ thuật tiến bộ. Nhưng rồi nhà Minh cũng mất ngôi vì bị xâm lăng;