LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 240

hàng hải, đã biết dùng kim chỉ nam, mà các nhà hàng hải ấy là những người
ngoại quốc – có lẽ Ả Rập – vượt biển từ Sumatra tới Quảng Châu. Ở châu
Âu, mãi vào khoảng 1190 mới thấy kim chỉ nam được ám chỉ tới trong một
bài thơ của Guyot de Provins.

Mặc dầu phát minh ra kim chỉ nam, thuốc súng, giấy lụa, cách in, cách làm
đồ sứ, nhưng người Trung Hoa không có tài phát minh kĩ nghệ. Họ có óc
tưởng tượng về nghệ thuật, phát triển các thể riêng của họ, đạt được một
mức hoàn hảo, tỏ ra những nét tế nhị, thanh nhã mà từ xưa tới nay không có
một dân tộc nào hơn họ được; nhưng cho tới năm 1912, họ vẫn dùng những
khí cụ cổ lỗ trong đời sống kinh tế, có lẽ một phần họ ghét máy móc [vì cơ
giới sinh ra cơ tâm, hoặc có cơ tâm mới chế tạo ra cơ giới], một phần nữa
họ dự cảm được những tai hoạ của kĩ nghệ hiện đại, nó làm cho con người
phải làm lụng vội vã, mau như cái máy, mà một nửa nhân loại mất việc làm
để cho một nửa kia giàu có. Người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên biết đốt
than đá, ngay từ năm 122 trước T.L, họ đã đào được một ít than đá, nhưng
rồi không tìm cách khai thác các mỏ than, mà hầu hết các mỏ khác thì cũng
vậy. Tuy biết chế tạo thuỷ tinh mà họ vẫn mua của phương Tây. Họ không
chế tạo đồng hồ, đinh ốc, chỉ có ít cây đinh xấu xí. Trong hai ngàn năm, từ
đầu đời Hán đến cuối đời Thanh, kĩ nghệ Trung Hoa không tiến được bao
nhiêu, cũng như ở châu Âu, từ thời đại Périclès tới cuộc cách mạng kĩ nghệ.

Trung Hoa thích sự lễ độ do truyền thống, sự an tĩnh của suy tư, học hỏi
hơn là sự náo nhiệt của tiến bộ khoa học, sự thô lỗ của giới phú hào. Trong
số tất cả các nền văn minh lớn, văn minh Trung Hoa ít cống hiến cho nhân
loại nhất về kĩ thuật, kĩ nghệ. Hai thế kỉ trước T.L, họ đã có những bộ sách
rất đầy đủ về canh nông, tằm tang, và nhiều bộ rất quí về địa lí. Một nhà
toán học thọ trăm tuổi, Chang Ts’ang

[10]

(mất năm 152 tr. T.L), đã lưu lại

một bộ về đại số và hình học, trong đó lần đầu tiên nhân loại biết dùng
những số âm. Tsu Ch’ung-chih

[11]

tính được đúng số Pi với sáu số ở phần

lẻ; ông cải thiện kim chỉ nam; tương truyền ông còn thí nghiệm một kiểu
tàu tự động. Năm 132 sau T.L, Trương Hoành chế được một máy đo địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.