LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 241

chấn

[12]

, nhưng xét chung thì môn vật lý học của Trung Hoa có tính cách

khoa học huyền bí của môn “phong thuỷ”

[13]

của thuyết âm dương.

Hình như các nhà toán học Trung Hoa học được môn đại số của Ấn Độ,
còn môn hình học thì họ tự tìm ra được, vì cần đo đất cát, vườn ruộng. Các
nhà thiên văn học thời Khổng tử biết tính đúng ngày nào có nhật thực, và
đặt được căn bản cho lịch Trung Hoa – mỗi ngày mười hai giờ, mỗi năm
mười hai tháng, tháng tính theo mặt trăng; cứ hai, ba năm họ lại thêm một
tháng nhuận để cho năm âm lịch hợp với sự vận hành của các mùa và mặt
trời. Đời sống trên mặt đất hòa hợp với sự vận chuyển của tinh tú; các ngày
tết đều do cả mặt trời và mặt trăng qui định; trật tự tinh thần của xã hội
cũng phải theo sự vận hành đều đặn của tinh tú.

Từ thời nào tới giờ, y học Trung Hoa cũng vừa là kinh nghiệm, vừa là mê
tín. Ngành đó xuất hiện trước khi có sử; trước khi phương Tây có
Hippocrate thì Trung Hoa đã có nhiều y sĩ giỏi. Ngay đời Chu, nhà nước đã
tổ chức mỗi năm những kì thi cho ai muốn làm y sĩ, và định số tiền thù lao
y sĩ được phép nhận, tuỳ theo họ đậu cao hay thấp. Thế kỉ thứ IV trước T.L,
một vị đại thần đã muốn mổ xẻ thây của bốn chục tên bị xử tử để tìm hiểu
các bộ phận trong thân thể, nhưng kết quả chỉ là gây những cuộc tranh biện
chẳng ích lợi gì cho y học, và công việc tìm hiểu đó bị bãi bỏ trong một
thời gian. Đầu thế kỉ thứ II, Trương Trọng Cảnh (Chang Chung Ninh)

[14]

viết sách về cách tiết thực (diététique)

[15]

và về bệnh thương hàn [thương

hàn luận], cả hai cuốn ấy đều được coi là cổ điển, ngàn năm sau vẫn dùng.
Thế kỉ thứ III, Hoa Đà viết một cuốn về giải phẫu học và chế được một thứ
thuốc mê để uống; để mất cuốn đó thì thật là một điều xấu hổ cho lịch sử.
Vào khoảng 300 sau T.L, Wang Shu-ho

[16]

viết một cuốn nổi danh về

phép bắt mạch. Đầu thế kỉ thứ IV, Đào Hoằng Cảnh (T’ao Hung-chinh)

[17]

tả kĩ 750 dược phẩm của Trung Hoa và một trăm năm sau, Ch’ao

Yuan-fang

[18]

viết một cuốn nổi danh về phụ khoa và nhi khoa. Đời

Đường xuất hiện nhiều bộ toàn thư về y học, đời Tống có những cuốn viết
riêng về từng bệnh. Cũng đời Tống, triều đình mở trường dạy Y khoa,
nhưng đa số y sĩ đều theo học một thầy riêng để vừa học vừa tập nghề. Có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.