đàn bà việc cúng vái, nhang đèn mà hồi xưa họ coi đàn bà là ô trọc không
đáng được làm. Một nửa các nhà thủ lãnh cách mạng đã theo học các
trường Ki Tô giáo, nhưng mặc dầu Tưởng Giới Thạch theo Giáo lí hội ở
Anh, cách mạng không tin ở siêu nhiên, sách học ở trường rõ ràng có
khuynh hướng vô thần. Chủ nghĩa quốc gia thành một thứ tôn giáo mới
cũng đóng vai trò như chủ nghĩa cộng sản ở Nga. Nhưng nó không thoả
mãn được mọi người và nhiều người trong giai cấp thợ thuyền cầu cơ hay
chiêu hồn để đời sống lao động hàng ngày đỡ buồn; còn nông dân thì tìm
chút bóng mát trong các điện cũ để có niềm an ủi mà nhẹ bớt gánh khổ của
họ đi.
Không được chính quyền, tôn giáo và tổ chức kinh tế giúp sức, nâng đỡ
nữa, luân lí cổ truyền mới thế hệ trước còn có vẻ bất di bất dịch thì bây giờ
đã tan rã theo một tốc độ mỗi ngày mỗi tăng. Sau khi bị kĩ nghệ xâm
chiếm, Trung Hoa mới đây bị một sự thay đổi lớn nhất, là sự huỷ diệt của
chế độ đại gia đình, nó nhường chỗ cho cá nhân chủ nghĩa. Cá nhân hoá ra
hoàn toàn tự do nhưng cô độc. Đạo Hiếu, nền tảng của chế độ cũ, bây giờ
theo lí thuyết, được thay bằng đạo Trung với quốc gia, nhưng đạo mới này
chưa được thực hành, thành thử xã hội mới thiếu hẳn căn bản đạo đức.
Canh nông có lợi cho chế độ đại gia đình vì trước khi có máy móc thì cách
làm ruộng ít tốn kém nhất là một nhóm người ruột thịt với nhau cùng làm
việc dưới quyền gia chủ; kĩ nghệ làm tan rã gia đình vì nó tuyển dụng và trả
công cho cá nhân chứ không cho nhóm, nó tuyển người ở mọi nơi chứ
không cùng trong một nơi, nó không lấy tiền công của người mạnh để giúp
đỡ người yếu
; sau cùng chế độ cộng sản tự nhiên trong gia đình không
được nâng đỡ trong sự cạnh tranh mỗi ngày một gay go thêm giữa kĩ nghệ
và tiểu công nghệ. Thế hệ trẻ bao giờ cũng muốn thoát li uy quyền của thế
hệ già, thích đời sống tự do, không ai biết đến mình, ở các thị trấn, và thích