LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 36

quyết của sự bất biến về chính thể, sự khéo léo về tay chân và sự quân bình,
thâm thuý về tâm hồn đó?

2. Trung Hoa

Đất đai – Nòi giống – Thời tiền sử

Nếu chúng ta coi Nga là một cường quốc Á châu – cho tới thời Đại đế
Pierre [1672-1725], nó như vậy thật, và sau này nó có thể lại thành như vậy
– nếu bỏ Nga ra thì châu Âu chỉ còn là một hải giác nhô ra của châu Á, là
tiền đồn kĩ nghệ của một nội địa trồng trọt mênh mông, là cái vòi của một
lục địa khổng lồ. Trung Quốc lớn và đông dân bằng châu Âu, chiếm ưu thế
trên lục địa ấy. Suốt một thời gian lớn nhất trong lịch sử của nó, Trung
Quốc sống cô lập: một bên là biển cả, một bên là những dãy núi rất cao và
một sa mạc vào bực rộng nhất thế giới; nhờ vậy nó được an toàn, ổn định,
thành một xứ không có gì thay đổi. Cho nên người Trung Quốc không gọi
nước họ là Tần (Chine) mà gọi là “Thiên hạ”, hoặc “Tứ hải” hoặc “Trung
Quốc”, nước ở giữa; hoặc “Trung Hoa quốc”, nước tươi tốt, nở hoa

[6]

, và

từ hồi cách mạng Tân Hợi, thì gọi là Trung Hoa dân quốc. Hoa thì rất nhiều
mà cảnh thì cũng đủ loại: núi non hiểm trở, sông nước mênh mông, ghềnh
thác ào ào, ải đạo thăm thẳm, nắng sương hoà hợp với nhau để tô điểm
thiên nhiên. Miền Nam phì nhiêu nhờ sông Dương Tử dài năm ngàn cây số;
miền Bắc được sông Hoàng Hà bồi đắp bằng phù sa khi chảy qua những
khu hoàng thổ, cảnh vật kì dị; dòng sông thường đổi chỗ, xưa đổ ra Hoàng
Hải nay đổ ra Bột Hải, và chưa biết chừng rồi đây lại đổ ra Hoàng Hải nữa.
Văn minh Trung Hoa đã phát dọc hai con sông đó và vài con sông lớn khác
như sông Vị

[7]

khiến các loài thú dữ và rừng rú phải lùi dần vào trong xa,

mà các dân tộc dã man ở chung quanh cũng không dám bén mảng lại gần;
người ta đã khai phá các bụi gai, diệt các côn trùng nguy hiểm, rửa phèn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.