địa, chẳng hạn châu Âu, chứ không thể đem so sánh với một nước nào đó ở
châu Âu; nó không gồm một dân tộc thuần nhất và duy nhất, mà là sự kết
hợp của nhiều giống người khác nhau từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ
thuật, đặc tính, còn phong tục, luân lí và chế độ chính trị thì ngược hẳn
nhau.
3. Những thế kỉ khuyết sử
Thời khai thiên tịch địa theo quan niệm Trung Hoa – Văn hoá xuất hiện –
Rượu và quản bút – Các ông vua thánh đức – Một ông vua không tin thần
linh
Người ta bảo Trung Hoa là “Thiên đường các các sử gia”. Thực vậy, trong
mấy ngàn năm, nó đã có những viên thái sử ghi chép tất cả những gì xảy ra
và nhiều điều khác nữa. Chỉ từ năm 776 trước T.L., những lời của họ mới
gần đáng tin
, mặc họ chép kĩ lịch sử của họ từ 3.000 năm trước T.L.
và nhiều nhà không do dự gì cả, kể cho ta nghe cả thời khai thiên tịch địa
nữa. Họ bảo ông tổ của loài người, Bàn Cổ, sau mười tám ngàn năm gắng
sức, đã tạo nên thế giới vào khoảng 2.299.000 năm trước T.L. Bàn Cổ thở
thì thành gió, mây; nói thì thành sấm; mạch máu của ông là sông, thịt ông
là đất, tóc là cỏ và cây, xương là kim loại, mồ hôi đổ ra thành mưa; sau
cùng những con sâu bọ bám vào người ông thành loài người.
Chúng ta không có cách nào chứng minh được rằng vũ trụ luận tài tình đó
của họ sai.
Theo truyền thuyết, các ông vua đầu tiên trị vì mỗi ông mười tám ngàn
năm. Khó khăn lắm mới biến đổi loài chí rận ở trên mình Bàn Cổ thành con
người văn minh. Người ta kể rằng “trước khi có các ông vua ấy, loài người