LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 46

nhuần tư tưởng Khổng tử, và Mạnh tử cho nên có lẽ được soạn vào cuối
chứ không phải đầu đời Chu, nó chi phối chính thể của Trung Hoa suốt hai
ngàn năm. Chính thể này gồm một vị “Thiên tử” thay Trời trị dân, uy quyền
đối với dân do lòng đạo đức và lòng kính Trời mà có; một giới quí tộc giữ
những chức vụ quan trọng trong nước, mà chỉ có một là thế tập, dưới nữa là
dân chúng chỉ lo cày ruộng chia thành nhiều gia đình phụ quyền, có quyền
công dân nhưng không được dự vào việc nước; sau cùng một nội các gồm
sáu bộ

[6]

trông nom về: lo cho trai gái sớm có vợ chồng, về lễ, về chiến

tranh, về tư pháp, về các công tác [tức bộ công chính ngày nay]. Thật là
một bộ luật gần như lí tưởng, chắc chắn do một triết gia vô danh, không có
một quyền hành nào đó tạo nên, chứ không do những suy tư của hạng
người cầm quyền.

Nhưng hiến pháp hoàn toàn tới mấy cũng không bao giờ diệt được hết cái
xấu, cái ác được, nên đọc lịch sử thời phong kiến Trung Hoa chúng ta thấy
nhiều ác tập lộng quyền và cứ lâu lâu lại phải cải cách. Bọn quí tộc càng
giàu có thì càng hoá ra truỵ lạc, xa xỉ, cuồng bạo; mới đầu là triều đình các
vua chư hầu rồi sau tới cả kinh độ Lạc Dương của thiên tử nữa, đầy bọn
nhạc sĩ, thích khách, kĩ nữ và triết gia. Không bao giờ dân chúng yên ổn
liên tiếp được mười năm mà không bị các rợ xâm chiếm, đánh phá biên
giới. Thế là phải chiến đấu để tự bảo vệ, lần lần người ta hoá ra thích đánh
nhau, mà giới quí tộc càng ngày càng thích giết người; có khi chặt đầu cả
chục ngàn người. Trong một thời gian chưa đầy hai thế kỉ, có tới ba mươi
sáu vụ giết vua. Xã hội hỗn độn, loạn lạc, khiến cho các triết gia thất vọng.

Mặc dầu loạn lạc, đời sống vẫn tiếp tục. Nông dân gieo gặt, hầu hết là để
nộp cho lãnh chúa vì lãnh chúa làm chủ cả nông dân lẫn đất đai; mãi tới
gần cuối đời Chu, người ta mới thấy nông dân được làm chủ những khoảnh
đất nhỏ. Quốc gia – nghĩa là một nhóm quí tộc, đoàn kết với nhau nhiều
hay ít, chung quanh một vị hầu hay vị bá – bắt đầu làm xâu, như để đào
kinh dẫn nước vào ruộng, có những quan chức chuyên môn dạy dân làm
ruộng, trồng cây, nuôi tằm. Trong nhiều nước chư hầu, triều đình giữ độc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.