hiểu để làm gì:
----
Những con ngỗng trời đậu trên rừng Yu kia,
----
Được tự do bay lượn, sung sướng làm sao!
----
Còn chúng tôi phải phục vụ nhà vua, không lúc nào được nghỉ,
----
Ngay đến kê chúng tôi cũng không được gieo, lúa cũng không được cấy
nữa.
----
Cha mẹ chúng tôi rồi đây biết nương tựa vào ai,
----
----
Lá cây đã chẳng đổi ra màu đỏ đấy ư?
----
Chồng xa vợ đã chẳng từ lâu rồi ư?
----
Xin người ta thương bọn lính khốn khổ chúng tôi với.
----
Chúng tôi cũng là con người mà!
Chúng ta tưởng lầm rằng thời đó dân tộc Trung Hoa còn dã man nhưng
trong Kinh Thi chúng ta thường gặp những bài xuân tình diễn những cảm
xúc rất đậm đà, tế nhị. Trong một bài mà tiếng than phát từ những thế kỉ xa
xôi, gần như không ai nhớ tới nữa, những thế kỉ Khổng tử khen là phong
tục đôn hậu, thuần phác, chúng ta đã thấy đề tài vạn cổ bất dịch này: sự
phản kháng của thanh niên và ta có cảm tưởng rằng sự phản kháng ấy là
tình cảm cổ nhất của nhân loại:
----
Hỡi chàng Trọng tử,
----
Xin chàng đừng leo qua xóm em,
----
Đừng bẻ cây kỉ liểu của em.
----
Em đâu tiếc gì cây ấy,
----
Chỉ vì em sợ cha mẹ.
----
Chàng Trọng tử đáng cho em thương nhớ lắm chứ
,
----
Những lời rầy của cha mẹ,
----
Cũng đáng sợ lắm.