LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 50

----

Trăng thượng huyền lấp ló, em leo lên ngọn đồi,

----

Thấy chàng từ con đường phía Nam tiến lại.

----

Lòng em thấy nhẹ nhàng .

[15]


5. Các triết gia trước Khổng tử

Kinh Dịch – Âm và Dương – Thời đại rực rỡ của Trung Hoa – Đặng Tích,
Socrate của Trung Hoa

Nhưng triết lí mới chính là sự cống hiến quan quan trọng nhất của thời ấy.
Chúng ta có thể nói rằng cái vinh dự của nhân loại là thời nào óc tò mò tìm
hiểu vẫn vượt sự sáng suốt và luôn luôn con người hoài bão những lí tưởng
cao hơn khả năng của mình. Ngay từ 1250 trước T.L, Yu Tseu

[16]

diễn

một tư tưởng thời đó đã cũ, sáo rồi, nhưng thời này vẫn còn là mới mẻ, một
tư tưởng mà bọn ham danh vọng nên suy nghĩ: “Người nào không màng tới
danh thì vui vẻ tâm hồn”. Sung sướng thay, con người không có truyện kí

[17]

. Và từ thời đó, Trung Hoa sản xuất hoài các triết gia.


Ấn Độ là xứ của siêu hình học và tôn giáo. Trung Hoa là xứ của triết lí
nhân bản, không quan tâm tới thần học. Trong văn học Trung Hoa chỉ có
mỗi tác phẩm khá quan trọng về siêu hình học, một tác phẩm kì dị mở đầu
cho lịch sử tư tưởng Trung Hoa, tức bộ Kinh Dịch. Theo truyền thuyết thì
cuốn ấy do một ông vua sáng lập nhà Chu, tức Văn vương viết trong khi bị
giam ở ngục [Diễu Lí], mà nguồn gốc kinh Dịch thì có từ đời Phục Hi, ông
vua đặt ra bát quái (tám quẻ)

[18]

để biểu thị các nguyên lí và nguyên tố

thiên nhiên. Mỗi “quái” (quẻ) gồm ba đường

[19]

, có đường liền biểu thị

nguyên lí dương và đường đứt biểu thị nguyên lí âm. Dương và âm trái
ngược nhau: dương thì tích cực, hoạt động, sáng tác, sáng sủa, nóng, sống
động, còm âm thì tiêu cực, thụ động, tối tăm, lạnh, chết; dương là trời, âm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.