trong đời sống thì có hại hơn có lợi, muốn đạt tới Đạo thì phải bỏ cái “trí”
và thôi nói nhảm nhí đi, mà sống khiêm tốn, ẩn dật một cách quê mùa, và
ngắm thiên nhiên. Không nên lẫn lộn sự hiểu biết và đạo đức, trái lại càng
truyền bá giáo dục, số trộm cướp càng tăng. Hiểu biết cũng không phải là
minh triết vì không gì khác nhau xa bằng một hiền triết với với một người
“trí” [một trí giả hay thức giả]. Để cho các triết gia trị nước thì không gì tai
hại bằng, họ trộn lộn lí thuyết với những cái giản dị, tầm thường nhất; họ
khéo nói, khéo đưa ra thuyết này, thuyết nọ, điều đó chứng tỏ rằng họ bất
lực trong hành động.
Người thực có kinh nghiệm thì không biện bác; kẻ biện bác thì không thực
là có kinh nghiệm
Khi bỏ cái trí đi rồi, nước sẽ yên ổn. Bậc hiền minh giữ dân cho ngu dốt,
không ham muốn gì cả, và nơi nào thấy có kẻ học thức (kẻ trí) thì rán đừng
để cho họ hành động.
Cổ nhân hiểu rõ Đạo thì không dạy dân, mà trái lại để họ chất phác, ngu
dốt… Dân mà biết nhiều quá thì khó trị nước. Kẻ nào rán trị nước bằng trí
thì thành cái hoạ cho nước; còn kẻ nào không trị nước bằng trí thì là cái
phúc cho nước
Kẻ trí là cái hoạ cho nước vì họ nghĩ cách chế định pháp qui, rán xây dựng
một xã hội như một hình hình học, không hiểu rằng chế định thì chỉ diệt sự
tự do linh động và năng lực hành động thôi. Còn người giản dị, chất phác,
do kinh nghiện bản thân mà thấy cái vui được thực hiện một công trình tự
mình nghĩ ra và làm một cách tự do, con người ấy mà cầm quyền thì ít
nguy hại hơn và hiểu rằng luật pháp là con dao hai lưỡi, có thể hại hơn là
lợi. Một nhà chỉ huy như vậy đặt ra rất ít luật lệ, cố tìm cách hướng dẫn
quốc dân thì chỉ để cho dân tránh sự giảo hoạt, rắc rối, mà quay về một đời
sống giản dị, hợp với luật thiên nhiên trong đời sống ấy, ngay chữ viết cũng
phải bỏ đi vì nó là một dụng cụ đầu độc dân. Không bị gò bó vì các qui chế