của chính quyền nữa, những bản năng cố hữu của dân chúng – ăn uống và
tình ái – sẽ làm cho bánh xe sinh hoạt quay đều, không trục trặc. Các phát
minh không ích lợi gì mấy, chỉ làm cho kẻ giàu giàu thêm, kẻ mạnh mạnh
thêm thôi; không cần tới sách vở, các nhà làm luật, không cần tới kĩ nghệ
nữa; còn buôn bán thì ở chợ trong làng xóm thì đủ rồi.
Trong nước càng cấm kị thì dân càng nghèo. Dân càng có nhiều phượng
tiện kiếm lợi thì quốc gia càng hỗn loạn
. Người ta càng kỉ xảo thì các
vật lạ càng phát sinh. Pháp lệnh càng nhiều thì trộm cướp càng tăng. Cho
nên bậc thánh nhân bảo: Ta “vô vi” mà dân tự cải hoá, ta ưa tĩnh mà dân
tự sửa đổi, ta không làm gì cả mà dân tự giàu, ta không ham muốn gì cả
mà dân tự hoá ra chất phác
Nước nhỏ dân ít, thì ta sẽ làm cho có một số người khéo mà không có gì để
làm
, làm cho dân sợ chết mà không đi xa (để khỏi chết), tuy có
thuyền, có xe mà không dùng đến, có áo giáp, binh khí mà không trưng ra,
khiến dân chúng dùng lại cách gút dây
. Họ thấy món ăn [đạm bạc]
của họ là ngon, y phục [giản dị] của họ là đẹp, họ thoả mãn về nhà cửa,
vui vẻ về phương tiện nhỏ nhoi của họ
. Những nước láng giềng trông
thấy nhau được, nghe tiếng gà chó của nhau được mà đến già, đến chết
cũng không qua lại
.
Nhưng cái thiên nhiên mà Lão tử muốn thuận theo đó là cái gì? Ông phân
biệt thiên nhiên với văn minh cũng rõ ràng như Rousseau [triết gia Pháp thế
kỉ XVIII] sau này. Thiên nhiên và hoạt động tự nhiên, sự âm thầm diễn tiến
của các biến cố đời đời, kiếp kiếp, sự tuần hoàn của bốn mùa, sự vận
chuyển uy nghi của tinh tú, đó là cái Đạo mà ta thấy trong mỗi dòng suối,
mỗi phiến đá, mỗi vì sao, đó là cái luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã mà lại hợp
lí, và loài người phải hành động theo luật ấy nếu muốn sống một cách khôn
ngoan và yên ổn. Cái luật chi phối vạn vật ấy là Thiên đạo, cũng như luật
cư xử, hành động là Nhân đạo; thực sự Lão tử cho hai cái ấy chỉ là một, mà
tiết điệu của đời người chỉ là một phần cái tiết điệu của vũ trụ. Trong cái