nhất thiên hạ
Khỏi phải nhấn mạnh rằng những ý đó rất hợp với ý của Jean Jacques
Rousseau, như cùng một khuôn ra, mặc dù hai nhà đó sống cách nhau hơn
hai ngàn năm.
Thứ triết lí vị nhân sinh ấy cứ sau một thời gian lại xuất hiện trong lịch sử
nhân loại vì mỗi thế hệ có một số người chán phấn đấu, chán sự tàn bạo, sự
phiền toái, náo nhiệt của đời sống thành thị, tả cảnh nên thơ của đời sống
thôn quê mà họ tưởng tượng nhiều hơn là biết. “Thiên nhiên” là một danh
từ mơ hồ có thể đưa ta tới bất kì thứ luân lí nào, thần học nào; nó thích hợp
với khoa học của Darwin với thuyết phi đạo đức của Nietzsche còn chặt
chẽ hơn với đạo của Lão tử, của Ki Tô. Nếu con người cứ theo thiên nhiên,
hành động theo luật thiên nhiên thì có nhiều phần chắc chắn rằng người ta
sẽ ăn sống nuốt tươi kẻ thù hơn là thản nhiên “làm” triết lí, người ta sẽ
hung dữ chứ chắc gì đã khiêm tốn, nhất là làm thinh? Nai lưng ra cày
ruộng, việc đó trái hẳn với bản năng của loài người vốn ham săn bắn và
chém giết, canh nông không phải là cái gì “hợp thiên nhiên” hơn kĩ nghệ.
Vậy mà trong triết lí ấy có một yếu tố trị bệnh chứ; chúng tôi phải thú thực
rằng có lẽ chính chúng tôi nữa, ngày nào thấy nhiệt tâm giảm đi rồi, thì sẽ
tìm thấy trong triết lí ấy sự minh triết, và sẽ tìm kiếm sự tĩnh mịch của núi
sâu, đồng ruộng để cho tâm hồn được nhẹ nhàng. Đời sống đong đưa như
quả lắc, từ Voltaire qua Rousseau, từ Khổng tử qua Lão tử, từ Socrate qua
Ki Tô. Mỗi ý nghĩ xâm chiếm tâm hồn ta trong một quãng dài hay ngắn của
đời ta, chúng ta bênh vực nó nhiều hay ít, thành công nhiều hay ít, rồi
chúng ta chán chiến đấu, giao lại cho thế hệ trẻ hơn mớ tin tưởng của ta lúc
đó chẳng còn được bao nhiêu, để vô rừng sống với Jean Jacques và Lão tử;
làm bạn với hươu nai, sung sướng không kém gì Machiavel
khi nói
chuyện với nông dân chất phác; chúng ta để mặc cho thế giới muốn làm trò
ma mãnh gì thì làm, không nghĩ tới việc cải thiện nó nữa. Lúc đó trước khi
vô núi có lẽ chúng ta đốt hết sách vở đi, chỉ trừ một cuốn và vui vẻ tìm sự