dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu. Cho nên dùng
trí mưu trị nước là cái hoạ cho nước, không dùng trí mưu trị nước là cái
phúc cho nước. (Goldfish)].
Nguyên văn: Dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn, có sách dịch là: dân có
nhiều khí giới lợi hại thì quốc gia càng mau hỗn loạn. (ND).
[Trong cuốn Lão tử, cụ Nguyễn Hiến Lê chép là: Triềuđa lợi khí, quốc gia
tư hôn; và dịch là: Triều đình càng nhiều “lợi khí” [tức quyền mưu?] thì
quốc gia càng hỗn loạn. (Goldfish)].
Nguyên văn: Tiểu quốc quả dân, sở hữu thập bách chi khí nhi bất
dụng. Có sách dịch là: “Nước nhỏ dân ít, dù có mười hoặc trăm thứ binh
khí cũng không dùng đến”, như vậy tôi e trùng với hai hàng sau: “có áo
giáp và binh khí mà không trưng ra”; lại có sách dịch là: “có một số dụng
cụ nào đấy mà không được dùng”. Tôi nghĩ có thể dịch là: “…có những khí
cụ gấp mười, gấp trăm sức người, mà không được dùng”. (ND).
Trước khi có chữ viết, người ta thắt gút một sợi dây để ghi một việc
cần nhớ. (ND).
Nguyên văn: “An kì cư, lạc kì tục”, có lẽ nên dịch là: thoả mãn về nhà
cửa, vui vẻ về phong tục, tức lối sống của họ. (ND).
Sách in là “không quen lại”, tôi sửa lại thành “không qua lại”.
(Goldfish).
Trong cuốn Lão tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch cả chương 80 như sau:
Nước nhỏ, dân ít, dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không
dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có
thuyền, xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày. [Bỏ hết văn tự] bắt
dân dùng lại lối thắt dây thời thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon,
quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản
phác mà lấy làm vui (nghĩa là chỉ lo ăn no, mặc ấm, ở yên, sống vui, ghét
xa xỉ). Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe
được tiếng gà tiếng chó ở nước kia, mà nhân dân các nước ấy đến già chết
cũng không qua lại với nhau.
Nguyên văn: Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân, các