Durant hiểu điều đó. Lỗi tại tiếng Saint và Vertu không thật đúng với tiếng
thánh và tiếng đức của Trung Hoa. (ND).
Hai câu này ở chung trong đoạn đầu chương 56, tác giả đã tách ra
dùng trong cách trình bày của ông. Đoạn đó như sau: Tắc kì đoài, bế kì
môn (1), toả kì nhuệ, giải kì phân, hoà kì quang, đồng kì trần, thị vị huyền
đồng (2): Bịt cái lỗ, đóng cái cửa (ý nói đừng nói, đừng nghe) (1), làm nhụt
sự bén nhọn đi, bỏ chia rẽ đi (hoặc cởi sự rối loạn đi) hoà đồng các ánh
sáng các bui bặm (ý nói hoà đồng với mọi người), như vậy là hoà đồng tới
cùng cực. (ND).
[Ba chữ “Hai câu này” nghĩa là gồm câu trong ngoặc kép được chú thích
này và câu trong ngoặc kép ở sau. Trong cuốn Lão tử, cụ Nguyễn Hiến Lê
dịch đoạn đầu chương 56 như sau: “Ngăn hết các lối, đóng hết các cửa,
không để lộ sự tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánh sáng, hoà với
trần tục, như vậy gọi là “huyền đồng” (hoà đồng với vạn vật một cách
hoàn toàn)”. (Goldfish)].
Chúng tôi không thể tìm ra được những câu, đoạn có nghĩa đó trong
Đạo đức kinh. Chương XVI chỉ có câu “trí hư cực, thủ tĩng đốc”: Đến chỗ
cùng cực của hư không, giữ vũng được cái “tĩnh”, là phảng phất có nghĩa
của câu: “tôi ước ao lòng tôi được yên ổn hư tĩnh… trạng thái hư tĩnh ấy
phải đạt tới mức tuyệt cao và phải cương quyết giữ hoài”.
Chúng ta chỉ mới có một bản dịch trọn Đạo đức kinh của Nguyễn Duy Cần
(Khai Trí – 1961). Nghiêm Toản chỉ mới dịch 37 chương đầu (Bộ Quốc gia
giáo dục xuất bản – 1959). Ngô Tất Tố chỉ mới dịch từng đoạn để giới thiệu
tư tưởng Lão tử thôi (Khai Trí in lần thứ nhì – 1959). Đạo đức kinh rất tối
nghĩa, mỗi nhà hiểu mỗi khác, nên các bản dịch có khi khác nhau rất xa.
Coi Ngô Tất Tố, chúng ta thấy ngay chương đầu của Đạo đức kinh cũng đã
có sáu bảy cách hiểu rồi!). (ND).
Chính trị gia Ý (1469-1527), viết cuốn Le prince (thuật làm vua) tư
tưởng như Hàn Phi ở Trung Hoa, chỉ trọng mưu mô xảo quyệt, coi thường
đạo đức, về già không được nhà cầm quyền dùng nữa, vui sống với nông
dân. (ND).