một tai nạn, thầy trò lạc nhau. Tử Cống đi tìm ông. Một người dân trông
thấy ông, mách rằng mới thấy một người tướng rất kì quái, coi vẻ thảm hại
“như con chó hoang”. Khi thầy trò gặp nhau, Tử Cống kể lại lời đó, Khổng
tử thích lắm, bảo: “Lạ nhỉ! Lạ nhỉ!
Ông dạy theo lối cổ, cho rằng thầy trò phải cách biệt nhau, phải giữ đúng lễ
. Ông chủ trương khắc kỉ, giữ đạo cho nghiêm để chống với tính ham
hưởng lạc của con người. Có hồi ông có vẻ như tự đắc: “Trong một xóm
mười nhà, tất có người tín như Khâu này, nhưng chẳng ai ham học bằng
Khâu” [Luận ngữ - Công Dã Tràng - 27]. “Về văn chương, học thuật thì
hoặc giả ta cũng bằng người, nhưng về đạo quân tử thì ta chưa thi hành cho
trọn được” [Luận ngữ - Thuật nhi – 32]
. Nếu có ông vua nào dùng ta
thì trong một năm đã khá rồi, sẽ thành công” [Luận ngữ - Tử Lộ - 10].
Nhưng xét chung thì ông nhũn nhặn. Các môn đệ ông bảo không hề mắc
bốn điều lỗi này: không bao giờ kết luận vội vàng quá, không quyết định
trước một cách độc đoán, không cố chấp, không ích kỉ
. [Luận ngữ -
Tử Hãn – 4]. Ông tự cho mình là chỉ truyền lại đạo của vua Nghiêu vua
Thuấn đời xưa chứ không sáng tác gì mới
[Luận ngữ - Thuật nhi – 1].
Ông rất mong được nổi danh và được làm quan [để thi hành đạo của ông],
nhưng ông giữ vững lập trường [về chính trị] nên không được các vua chúa
dùng hoặc dùng mà không được lâu. Nhiều lần ông từ chối các chức vụ cao
vì lối trị dân của các vua chúa muốn dùng ông đó không hợp với đạo của
ông. Ông bảo các môn sinh: “Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình
không đủ tài đức để lãnh chức vị; đừng lo không ai biết mình, chỉ lo mình
không có gì đáng cho người ta biết”
. [Luận ngữ - Lí Nhân – 14].
Một vị đại thần ở Lỗ, Mang He
, có hai người con lại học ông. Do đó
mà ông được giới thiệu với triều đình Chu ở Lạc Dương; nhưng ông lánh
xa chỗ cung điện mà thích đi thăm Lão tử lúc đó đã gần chết. Khi trở về Lỗ,
thấy tổ quốc ông bị tàn phá vì nội loạn, ông cùng với vài môn sinh lánh qua
nước Tề. Đi qua một miền núi non hiểm trở, hoang vu, ông ngạc nghiên