thứ tư và chương thứ năm
của cuốn này có những đoạn hay nhất và
đặc biệt nhất trong các kinh, thư của Trung Hoa. Theo Chu Hi [triết gia đời
Tống] thì hai chương ấy của Khổng tử, còn những chương khác là của
Tăng Sâm, một môn đệ trẻ nhất của Khổng tử. Theo Kea Kwei [?] một học
giả ở thế kỉ thứ nhất sau T.L., thì tác phẩm ấy của Khổng Cấp [tức Tử Tư],
cháu nội Khổng tử, nhưng các học giả ngày nay luôn luôn hoài nghi, bảo
không biết chắc của ai viết. Nhưng tất cả các nhà chuyên môn đều nhận
rằng cuốn thứ ba, Trung dung, là của Khổng Cấp. Cuốn cuối, Mạnh tử,
dưới đây chúng tôi sẽ xét tới. Các kinh tịch của đạo Khổng chỉ gồm chín
cuốn ấy, nhưng tư tưởng Trung Hoa trong thời đại “tử học”
chỉ có bấy nhiêu
. Chúng ta sẽ thấy còn những học thuyết khác chống
lại tinh thần thủ cựu trong triết học của Khổng tử.
3. Chủ trương bất khả tri của Khổng tử
Một đoạn luận lí – Triết gia và hai đứa nhỏ – Một qui tắc minh triết
Phải công tâm mà nhận rằng nhân sinh quan trong triết lí Khổng tử hợp với
tuổi năm mươi của chúng ta và có lẽ xét cho cùng nó hợp lí hơn những tư
tưởng nên thơ của tuổi trẻ. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nên dung hòa
triết lí ấy với triết lí của chúng ta nếu chúng ta muốn cho người khác thừa
nhận những bán-chân lí của chúng ta mà chúng ta lấy làm tự phụ.
Không nên tìm ở Khổng tử một triết hệ, nghĩa là một toàn thể có mạch lạc,
hệ thống gồm luận lí học, siêu hình học, đạo đức học và chính trị học, hết
thảy đều qui vào một ý chính, căn bản (như những cung điện của
Nebuchadrezzar mà mỗi viên gạch đều có ghi tên nhà vua). Khi dạy nghệ
thuật lí luận Khổng tử không dùng phép tam đoạn luận mà luôn luôn dùng
sự bén nhạy của trí tuệ ông để sửa lại tư tưởng của môn sinh; học xong họ