không thích nói tới “những cái quái dị, dõng lực phản loạn và quỉ thần”
[Luận ngữ - Thuật nhi – 20].
Thái độ triết lí khiêm nhượng đó làm cho môn sinh ngạc nhiên vì chắc chắn
là họ muốn được ông vén cho ít nhiều bí mật của Trời. Cuốn Liệt tử chép
truyện hai đứa nhỏ hỏi ông mặt trời gần trái đất hơn khi mới mọc – vì lúc
đó nó lớn hơn – hay là khi giữa trưa – vì lúc đó nó nóng hơn – ông không
đáp nổi và chúng cười ông: “Vậy mà người ta bảo rằng ông biết nhiều chứ”
. Về siêu hình học, Khổng tử chỉ khuyên chúng ta tìm một sự đồng
nhất nào đó giữa các hiện tượng và gắng sức phát kiến được sự hoà hợp và
quân bình giữa đạo làm người với luật thiên nhiên, tức đạo trời
. Một
hôm ông hỏi Tử Cống: “Này anh Tứ, chắc anh cho rằng thầy muốn học cho
thật nhiều mà nhớ cho hết, phải không?”. Tử Cống đáp: “Dạ, nhưng không
phải vậy sao?”. – “Không, thầy chỉ muốn tìm một mối mà thông suốt hết
cả” [Luận ngữ - Vệ Linh công – 2]. Thì tinh tuý của triết lí chính là vậy.
Ông chú trọng nhất tới luân lí. Ông cho rằng thời đó loạn lạc là vì đạo đức
suy vi; có thể là do các tin tưởng thời cổ đã kém rồi, hoặc do bọn nguỵ biện
và hoài nghi truyền bá những ý niệm của họ về thiện và ác; có thể vãn hồi
được trật tự, không phải bằng cách trở lại những niềm tin thời xưa, mà bằng
cách thành tâm tìm một tri thức viên mãn hơn [chắc tác giả muốn nói: cách
vật, trí tri] và phục hồi lại đạo đức bằng một đời sống gia đình được qui
định chặt chẽ, vững vàng hơn. Chương trình vãn hồi trật tự đó được ông
trình bày một cách mạnh mẽ và thâm thuý trong đoạn bất hủ dưới đây trong
cuốn Đại học:
Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải trị nước mình
[nghĩa là làm cho nước mình được trị], muốn trị nước mình thì trước hết
phải sửa thân mình; muốn sửa thân mình thì trước hết phải tề nhà mình,
muốn tề nhà mình thì trước hết phải chính cái tâm của mình; muốn chính
cái tâm của mình thì trước hết phải làm cho tinh thành cái ý của mình,
muốn làm cho tinh thành cái ý của mình thì trước hết phải có tri thức xác