nước; khi trong nước được trị, công bằng và yên ổn, thì thiên hạ sẽ sống
sung sướng trong sự thanh bình.
Khổng tử khuyên chúng ta phải rán thành người hoàn thiện; lời khuyên đó
rất quí, nhưng ông quên rằng loài người là một loài thú dữ; cũng như Ki Tô
sau này, ông vạch cho chúng ta một mục đích, bắc một cái thang cho chúng
ta leo. Đoạn đó là một trang bất hủ trong lịch sử triết học .
Bà họ Nhan, thấy một con kì lân nhả một tờ ngọc thư có hàng chữ này:
“Con của thuỷ tinh, nối nhà Chu đã suy mà làm vua không ngôi”. Bà lấy
lụa buộc vào sừng nó, được mấy ngày nó đi mất. (ND).
Sách Trung Hoa chép là có năm ông lão là năm vì sao trên trời xuống
đứng giữa sân. Ở trong phòng bà Nhan, có tiếng âm nhạc, tiếng chuông, và
tiếng nói rằng: “Trời cảm lời cầu nguyện mà cho sinh ra con thánh”. (ND).
Tuy Durant muốn ám chỉ Khổng Tường Hi, nhưng trong cuốn Sử Trung
Quốc, viết sau bản dịch Lịch sử văn minh Trung Hoa này, có lẽ cụ Nguyễn
Hiến Lê không tin chắc là Khổng Tường Hi là cháu của Khổng tử, nên viết:
“Khổng Tường Hi tự xưng là cháu đời thứ 75 của Khổng Tử”. (Goldfish).
Bản tiếng Pháp: Les règles de la propiété des termes: chính danh. (ND).
Một lần ông mỉa mai Tử Cống, một môn sinh có tính hay phê bình
người khác: “Anh có đức cao nhỉ! Thầy tự xét mình để sửa lỗi còn chưa
xong, có đâu rãnh mà xét người” (Luận ngữ - Hiến vấn – 31), rõ ràng nhất
là câu này trong Luận ngữ - Vi chính: “Công kích đạo khác thì chỉ hại
thôi”. (ND).
Có lẽ câu: “tam niên học bất chí ư cốc, bất dị đắc dã” (Luận ngữ - Thái
Bá – 8) mà Durant dịch ra như vậy. Nhưng thực ra nghĩa khác hẳn: “Ít
người học đạo trong ba năm mà chẳng có chí cầu bỗng lộc”. Khổng tử có ý