Đều trích trong cuốn Life của Legge. Tôi không tìm ra được chữ Hán.
(ND).
Theo Legge trong cuốn Life. Có sách nói vua Vệ không dùng ông.
(ND).
Luận ngữ chép thêm lời này của Khổng tử: Nếu thiên hạ mà được thái
bình, thì ta cần gì phải sửa đổi? (ND).
Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch như sau: “Ta mười lăm
tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi biết tự lập (tự mình theo chính
đạo); bốn mươi tuổi không nghi hoặc (biết sự việc nào phải hay trái, tốt hay
xấu); năm mươi tuổi biết mệnh trời (ngũ thập tri thiên mệnh); sáu mươi
tuổi đã biết theo mệnh trời; bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà
không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lí”. (Goldfish).
Chương thứ tư bàn về gốc và ngọn (bản mạt); chương thứ năm bàn về
“cách vật trí tri” sẽ trích dẫn ở sau. (ND).
Thời đại “tử học” là thời đại của các nhà sáng lập ra các triết thuyết,
tức thời “Tiên Tần” (Xuân Thu và Chiến Quốc). Từ Tần, Hán trở đi là thời
“Kinh học”, nghiên cứu, phát huy thêm các kinh nghiệm trong thời đại “tử
học”. (ND).
Chúng ta đã có đủ bản dịch của Tứ thư. Về Ngũ kinh, như trên chúng
tôi đã nói, kinh Thi, kinh Dịch đã được dịch, kinh Xuân Thu mới có một
bản dịch dở dang của Hoàng Khôi – Bộ Quốc gia Giáo dục – 1969. Kinh
Thư có hai bản dịch: của Nhượng Tống – Tân Việt - 1963; và Thẩm Quỳnh.
Kinh Lễ có cả chữ Hán và phiên âm chưa ai dịch – Bộ Quốc gia Giáo dục –
1965. (ND).
Tri chi vi tri, thường được dịch là: biết thì nhận là biết. (ND).
[Trong cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: biết thì nói là biết.
(Goldfish)].
Ông trả lời: “Nếu nói chết rồi mà còn biết thì sợ những con cái hiếu
thảo sẽ liều chết theo ông cha; nếu nói chết rồi mà không biết thì sợ con
cháu bất hiếu, cha mẹ chết, bỏ không chôn. Anh muốn biết chết rồi còn biết
hay không, chuyện đó không cần kíp, để rồi sau sẽ biết”. (Khổng tử gia
ngữ). (ND).