LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 85

như chủ trương vô chính phủ, khiến cho nhà cầm quyền đương thời khó
chịu… Tương truyền Công Thâu Ban chế giúp nước Sở một cái thang máy
sắp đem đánh nước Tống. Mặc Địch hay tin, đi từ nước Tề luôn mười ngày
mười đêm tới đất Dĩnh, kinh đô Sở, giảng thuyết kiêm ái để can Công Thâu
Ban. Công Thâu Ban nghe lời đáp: “Trước khi gặp ông, tôi muốn chiếm
nước Tống. Gặp ông rồi, tôi cảm thấy rằng, nếu không có lí do chính đáng,
dù người ta có dâng nước Tống cho tôi, tôi cũng không nhận”. Mặc Địch
bảo: “Như vậy cũng như tôi tặng ông nước Tống rồi. Ông cứ theo chính
đạo ấy thì tôi sẽ tặng ông cả thiên hạ”.

Các môn phái đạo Khổng cũng như các chính khách Lạc Dương đều mỉa
mai thuyết của Mặc Địch. Nhưng ông cũng có nhiều môn đệ trung thành và
trong hai thế kỉ, một nhóm đưa đạo của ông lên thành một tôn giáo. Hai
môn đệ, Tống Khanh

[6]

Công Tôn Long hăng hái hô hào “phi công”.

Hàn Phi, nhà phê bình lớn nhất thời ấy, theo một quan điểm tôi gọi là quan
điểm Nietzche mà chỉ trích họ, bảo rằng trong khi tôi đợi cho loài người
phát ra được cái tình kiêm ái, cũng như chim mọc cánh, thì chiến tranh vẫn
làm “trọng tài” cho các quốc gia. Và khi Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh đốt sách
thì những sách của Mặc gia cũng bị đốt như sách của Khổng tử, nhưng trái
hẳn với Khổng giáo, thứ tôn giáo mới ấy từ đó lụn bại luôn

[7]

.


2. Dương Chu, nhà vị kỉ

Một nhà hưởng lạc theo thuyết số mệnh – Trường hợp tàn bạo

Trong khi đó, một thuyết hoàn toàn ngược lại cũng xuất hiện ở Trung Hoa.
Chúng ta được biết chút gì về Dương Chu đều là do lời những kẻ thù của
ông nói về ông thôi

[8]

. Ông nói hơi ngược đời rằng sống là khổ, vậy thì

mục đích chính của cuộc đời chỉ là để hưởng lạc. Không có quỉ thần, chết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.