tuyên bố rằng không ngăn được nạn đói, ông đáp nếu vậy
thì nên nhường ngôi đi [Công Tôn Sửu, hạ - 4]. Vì “dân vi quí, quân vi
khinh” [Tận tâm, hạ - 14], cho nên dân có quyền truất ngôi vua và trong vài
trường hợp, giết vua nữa:
Tề Tuyên vương hỏi về đạo nghĩa của quan khanh [như thủ tướng hay bộ
trưởng ngày nay]… Mạnh tử đáp: Nếu vua có lỗi lớn thì bọn đó phải can
gián, can gián nhiều lần mà vua không nghe thì tôn người khác kên [Vạn
Chương, hạ -9].
[Lần khác] Mạnh tử bảo: Như có quan sĩ sư [đầu ti Hình pháp] mà không
cai quản nổi những quan dưới quyền mình thì vua xử trí cách nào?. Tề
Tuyên vương đáp: “Thì cách chức”. Mạnh tử lại hỏi tiếp: “Nếu có một ông
vua mà để trong nước rối loạn thì nên xử trí cách nào?”. Tuyên vương ngó
qua bên tả bên hữu rồi mới nói lảng qua chuyện khác [Lương Huệ vương,
hạ - 6]. [Lần khác nữa] Tuyên vương hỏi: “Vua Thành Thang đuổi vua
Kiệt, vua Võ vương đánh vua Trụ, có thật vậy không? Mạnh tử đáp: “Trong
sử sách chép như vậy”, vua hỏi tiếp: “Bề tôi giết vua, có nên chăng?”.
Mạnh tử đáp: “Kẻ làm hại đức nhân thì gọi là “tặc” [giặc], kẻ làm hại đức
nghĩa gọi là “tàn” [bao ngược]. Hạng tàn, tặc chỉ là người thường mà
thôi. Tôi nghe nói vua Võ vương giết một người thường là Trụ chứ chưa
nghe nói giết vua [Lương Huệ vương, hạ -8].
Thật là một học thuyết can đảm, nó có công lớn nhồi vào óc các vua chúa
và đại chúng Trung Hoa tín niệm này: “Khi một ông vua đã thất nhân tâm
thì cũng mất luôn cái mệnh Trời giao cho” và phải bị truất ngôi. Vậy ta
không thấy lấy làm lạ rằng Minh Thái tổ, người sáng lập ra nhà Minh [niên
hiệu là Hồng Vũ, tên là Chu Nguyên Chương] đọc những đoạn Mạnh tử nói
chuyện với Tề Tuyên vương, bất bình lắm, ra lệnh dẹp hết những phiến đá
khắc các bài ấy mà vua Thần tôn nhà Tống sai dựng năm 1084 ở miếu thờ
Khổng tử. Nhưng năm sau, Thái tổ lại phải cho đặt lại chỗ cũ, và cho tới
cuộc cách mạng Tân Hợi 1911. Mạnh tử được coi là một đấng đại trượng