BÀI 16 : CÔNG NGHIỆP HỌ TRỊNH Ở BẮC
Buổi đầu, việc gì nhà Trịnh cũng làm theo đời Hồng-đức (Lê Thánh-
tông) vì còn bận rộn đánh giẹp họ Mạc. Sau lại phải đối phó với nhà Nguyễn
ở phương Nam.
Từ đời Trịnh Tạc trở đi (1657) chiến tranh đã yên, các Chúa mới sửa
sang mọi việc :
Bên nhà vua (Lê) gọi là triều-đình, bên phủ Chúa gọi là Phủ-liêu. Phàm
việc chính-trị và quân-sự đều do Phủ-liêu quyết định.
Quan chế : Ngoài lục Bộ theo Hồng-đức, năm 1718, đời vua Dụ-tông,
Trịnh Cương đặt thêm lục phiên bên phủ Chúa để coi mọi việc chính-trị. Về
việc võ bị, trước có ngũ phủ mỗi phủ đặt một Đô-đốc-phủ có quan tả hữu
Đô-đốc coi việc quân. Trịnh Tạc đặt thêm chức Chưởng-phủ-sự và thụ-phủ-
sự để coi hết thảy các quân.
Quan lại, cứ 5 năm bị khảo hạch lại một lần, ai không xứng chức, bị
giáng xuống.
Các quan về hưu-trí được ăn dân lộc. Nhất phẩm được mỗi năm 400
quan tiền dân-lộc của 4,5 xã ; nhị phẩm được 300 hoặc 250 quan của 2,3 xã ;
tứ phẩm được 150 quan của một xã ; ngũ phẩm được 100 quan của một xã.
Các quan viên không được phép lập trại ở chỗ mình làm việc, để tránh
sự ỷ quyền thế hà hiếp lấy ruộng đất của dân.
Từ đời Trịnh Giang trở đi, các chúa chơi bời xa xỉ, lại có nhiều giặc
giã, mới sinh ra lệ « bán phẩm hàng để lấy tiền » : từ tứ phẩm trở xuống, ai
nộp 600 quan được thăng chức một lần. Những người chân trắng, ai nộp
2.800 quan, được bổ tri-phủ ; 1.800 quan, được bổ tri-huyện
. Như vậy chỉ
có tiền là làm quan, chứ không cần tài năng, thành ra phẩm giá người làm
quan bị kém dần đi.
Binh chế : Chúa Trịnh chia binh làm hai thứ :
1. Ưu binh lấy ở 3 phủ đất Thanh-hóa và 4 phủ đất Nghệ-an, lệ cứ 3
xuất, lấy 1 tên lính. Ưu binh đóng ở kinh-thành, làm túc-vệ canh giữ đền