Việc in sách : Người ta học chữ nho bấy lâu vẫn dùng sách in của Tàu.
Trịnh-Giang năm 1734 bắt khắc bản in, in sách ra phát cho mọi người, và
cấm không được mua sách in của Tàu, để khuếch trương nghề in, đồng thời
làm lợi cho nền tài chính quốc-gia.
Học : Vẫn giữ lệ thi hội, thi hương như trước. Nhưng thi hương hồi này
rất hồ đồ, không nghiêm như đời Hồng-đức. Đời Dụ-tông, ai đi thi phải nộp
tiền minh-kinh để làm nhà trường và cung đốn quan trường. Đời Cảnh-hưng
lại thu tiền thông kinh, hễ ai nộp 3 quan là được đi thi không phải khảo hạch
cho nên ai cũng đi thi, đi đông đến nỗi thí-sinh giày séo lên nhau, có người
chết.
Trịnh Cương mở trường học võ : 3 năm thi một lần ; thi bắn cung, múa
giáo, múa gươm, phi ngựa bắn cung, chạy bộ bắn cung ; hỏi nghĩa sách để
xét học lực, hỏi phương lược để xét tài năng.
Năm 1740, Trịnh Doanh lập võ-miếu, chính vị thì thờ Vũ Thành-vương
; và lập miếu riêng thờ Quan Công. Xuân thu hai kỳ tế lễ.
Quốc sử : Trịnh Tạc sai quan tham-tụng Phạm công-Trứ soạn sách
Việt-sử toàn thư, kể từ vua Trang-tông nhà Hậu Lê cho đến vua Thần-tông,
chia làm 23 quyển. Sau ông Lê Hi và Nguyễn quí-Đức chép nối từ Huyền-
tông đến Gia-tông thêm vào 13 quyển, gọi là Quốc-sử-thực-lục. Đến năm
1775 đời Cảnh-hưng, Trịnh Tâm sai Nguyễn Hoàn, Lê quí-Đôn, Ngô thời-
Sĩ, Nguyễn Du soạn thêm từ Hi-tông đến Ý-tông, gọi là QUỐC-SỬ-TỤC-
BIÊN cả thảy 6 quyển.
Đánh dẹp các nơi : Từ khi Trịnh Giang lên nối nghiệp Chúa, giết vua
Lê, hại cả các quan đại-thần như Nguyễn công-Hãng. Lê anh-Tuấn, làm
nhiều điều tàn ác, lại hay tiêu dùng xa xỉ, dân tình khổ sở, cho nên giặc giã
nổi lên các nơi.
Trong triều thì những tôn-thất như Lê-duy-Mật, Lê-duy-Quy, Lê duy-
Chúc, cùng với mấy triều-thần Phạm công-Thế, Võ Thước, định đốt kinh-
thành trừ họ Trịnh. Nhưng sự vỡ lở, phải bỏ chạy lên thượng-du phía tây
nam. Bên ngoài thì Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên ở làng Ninh-xá