(huyện Chí-linh), Võ trác-Oánh ở làng Mộ-trạch (huyện Dương-an), Hoàng
công-Chất, Võ đình-Dung ở Sơn-nam, Nguyễn danh-Phương, Nguyễn Diên,
Tê, Bồng, ở Sơn-tây, Nguyễn hữu-Cầu ở mặt Đông-nam.
Giặc giã như vậy mà Trịnh Giang cứ dâm dục vô độ, lại đào hầm ở
dưới đất cho khỏi sợ sấm. Các quan Phủ-liêu là bọn Nguyễn quí-Cảnh,
Nguyễn công-Thái, Võ công-Tế bèn truất bỏ Trịnh Giang mà lập em là
Trịnh Doanh lên làm Chúa. Rồi nhờ có Hoàng nghĩa-Bá, Hoàng ngũ-Phúc,
Phạm đình-Trọng, Nguyễn-Phan, Bùi thế-Đạt, đánh giặc giỏi, dần dần tình
thế mới yên.
Trong các tướng giặc hồi này, Nguyễn hữu-Cầu tức quận He là kịch-liệt
nhất. Một mình một ngựa, phá vây như bỡn ; thường thường cướp thóc gạo
của các thuyền buôn, đem phân phát cho dân nghèo. Bởi thế đi đến đâu,
người theo đến đó, thanh-thế lừng lẫy ; triều-đình phải dẹp đến 10 năm mới
tan. Biện luận giỏi mà gan dạ thì có Phạm công-Thế, trong đảng Lê duy-
Mật. Lúc Trịnh bắt được hỏi : ông là người khoa-giáp, sao lại theo nghịch ?
Công-Thế cười mà nói : « Đã lâu nay danh phận không rõ, lấy gì mà phán
thuận nghịch ». Nói rồi giương cổ ra chịu hình.
BÀI 18 : CÔNG NGHIỆP HỌ NGUYỄN Ở NAM
Sau khi giữ vững được đất phương nam, từ sông Gianh giở vào, Chúa
Nguyễn tự sửa sang xếp đặt lấy mọi việc như là một nước tự chủ vậy.
Quan chế : Chúa Sãi đặt tam ty coi việc chính-trị : Sá-sai-ty, Tướng-
thần-lại-ty, Lịnh-sử-ty, Sá-sai-ty giữ việc từ-tụng, có quan Đô-trị, Ký-lục
làm đầu. Tướng-thần-lại-ty giữ việc thu thuế và chi tiêu, có quan Cai-bạ làm
đầu. Lịnh-sử-ty giữ việc tế-tự và cấp lương cho quân đội ở Chính-dinh, có
quan Nha-uý làm đầu.
Ngoài các dinh, tuỳ theo nơi quan trọng mà đặt 1, 2 ty làm việc kiêm
cả. Ở phủ, huyện đặt tri-phủ, tri-huyện thuộc-hạ có đề-lại, thông-lại.
Đến đời Chúa thượng Nguyễn phúc-Lan lại đặt thêm chức nội-tả,
ngoại-tả, nội-hữu, ngoại-hữu gọi là tứ-trụ để giúp Chúa trị dân. Bên võ thì