nộp 800 quan ; thuế này, 6/10 nộp vào kho, còn 4/10 nộp cho quan-lại đã coi
việc thu thuế.
Chi thu tiền : Năm 1753, Chúa Nguyễn sai quan Chưởng thái giám
Mai văn Hoan tính sổ vàng bạc và tiền thu vào, phát ra mỗi năm bao nhiêu ;
từ đấy mỗi năm làm sổ thu tiêu một lần ; tiền thì dùng tiền đồng và tiền kẽm,
khắc hai chữ « Thái Bình ».
BÀI 19 : CUỘC NAM TIẾN
Trong những công nghiệp của nhà Nguyễn, việc bành trướng lực lượng
vào phương nam, mở rộng thêm bờ cõi, là việc đã thêu dệt được những trang
sử đẹp đẽ nhất.
Lúc đầu Trịnh Kiểm chỉ cho Nguyễn-Hoàng vào trấn thủ Thuận-hoá
thôi. Đến năm 1570, Nguyễn-Hoàng mới được kiêm lĩnh cả đất Quảng nam.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng vào đánh Chiêm-thành lập ra phủ Phú-yên.
Năm 1653, vua Chiêm-thành là Bà-Thấm sang quấy nhiễu Phú-yên, Chúa
Hiền là Nguyễn phúc Tần sai quan Cai cơ là Hùng Lộc vào đánh Chiêm-
thành. Bà-Thấm thua, dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn lấy đất từ Phan-rang
trở ra làm Thái-ninh-phủ, sau đổi là Diên-khánh (Khánh hoà). Năm 1693,
vua Chiêm-thành là Bà-Tranh bỏ không cống tiến, Chúa Nguyễn là Nguyễn-
phúc-Chu sai quan tổng-binh là Nguyễn-hữu-Kính (con Nguyễn-hữu-Dật)
đem binh đánh bắt được Bà-Tranh. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm-thành làm
Thuận-phủ, cho thần-tử vua Chiêm là Tả-trà-viên, Kế-bà-tử làm chức
Khâm-lý và 3 người con của Bà-Ân làm Đô-đốc giữ Thuận-phủ. Lại bắt bọn
ấy đổi y phục theo người Đại-việt để phủ-dụ dân Chiêm-thành. Năm sau, đổi
Thuận-phủ làm Thuận-thành-trấn. Năm 1697, chúa Nguyễn đặt ra phủ Bình-
thuận, lấy đất Phan-Rang và Phan-Rí làm huyện Yên-phúc và Hoà-đa.
Chiêm-thành bị Đại-việt hoàn toàn thôn tính từ đấy.
Sau khi lấy hết đất Chiêm-thành rồi, Chúa Nguyễn đã không để lỡ mất
cơ hội nào là cơ hội có thể xâm nhập nước Chân-lạp.