Các giáo-sĩ đạo Gia-tô bắt đầu lập giáo đoàn để truyền đạo trên đất
Đại-việt từ năm 1615. Có chừng 180 giáo-sĩ đi giảng đạo cả ngoài Bắc lẫn
trong Nam. Hai giáo-sĩ đầu tiên là Francisco Bussoni (người Pháp) đến Đà-
nẵng, Phú-xuân và được phép mở giáo đường ở đấy, rồi vào Hội-an.
Năm 1618, Cristoforo Borri được giáo đoàn cử vào phía Nam (Mission
de la Cochinchine). Cristoforo Borri nghiên cứu về phong tục, khí hậu, tài
sản, chính trị, cách ăn mặc cho đến thuốc thang của bản xứ. Lúc trở về Âu
châu Cristoforo Borri (người Milanais) đã viết nhiều sách bằng tiếng Ý-đại-
lị, Pháp, La tinh, Hoà lan, Anh và Phổ lỗ sĩ.
Năm 1625, Cố Giuliang Boldinolti vào Bắc Kỳ. Rồi trở về Macao viết
bản tường trình về cuộc du hành ấy. Một giáo đoàn nữa được lập riêng cho
xứ Bắc (Mission du Tonkin) do Cố Alexandre de Rhodes dẫn đầu.
Alexandre de Rhodes ở Nam ra Bắc, vào yết kiến Chúa Trịnh và đem
dâng một chiếc đồng hồ quả lắc. Chúa Trịnh cho Alexandre de Rhodes được
giảng đạo tại Kinh đô. Từ đấy các giáo-sĩ đến nhiều và người ta theo đạo
cũng đông.
Nhưng vì nước ta vốn theo đạo Nho, lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng,
lấy sự cúng tế thành thần làm phải. Đột nhiên những người theo đạo Thiên-
Chúa bỏ cả các thói cũ. Bởi thế Vua Chúa cho đạo ấy là tà đạo làm huỷ hoại
phong hoá nước nhà, bèn xuống chỉ cấm không cho dân theo đạo ấy nữa.
Năm 1631, chúa Trịnh Tạc, bắt đuổi hết các giáo-sĩ ở ngoài Bắc.
Năm 1664, chúa Nguyễn Hiến ở trong Nam bắt giết những người đi
giảng đạo tại Đà-nẵng.
Năm 1696, đời vua Lê Hi-tông, Trịnh Cán bắt đốt phá hết cả những
sách đạo, nhà đạo, và đuổi những người giảng đạo ra ngoài nước.
Năm 1712, Trịnh Cương bắt những người theo đạo Gia-tô phải cạo trán
và khắc vào mặt bốn chữ « Học Hoà-lan đạo ».
Năm 1754, Trịnh Doanh lại nghiêm cấm ngặt hơn, bắt giết tất cả các
đạo-trưởng và đạo-đồ.