Các giáo-sĩ Gia-tô, bởi vậy, đối với cơ-nghiệp văn-hoá Đại-việt, có
công rất to.
Chỉ tiếc, lúc giám-mục Bá-đa-lộc và các người Pháp giúp việc vua
Gia-long là lúc ta có dịp tốt được tiếp xúc với văn-minh châu Âu mà không
biết lợi dụng thời cơ để thâu thập lấy những ưu-điểm của văn-minh ấy trên
đường ngoại-giao. Trái lại, số đông « hủ nho » giữ lập trường « bế quan toả
cảng » làm cho chữ quốc-ngữ là cái động cơ dẫn Đại-việt tiến trên đường
phú-cường theo Âu-châu bị tê-liệt đến nỗi phải đưa giang-sơn vào vòng nô-
lệ người phương Tây trong bao lâu nay.
Thật vậy, nếu biết bắt lấy cơ-hội, gây thiện-cảm với người Tây phương,
rồi, với chữ quốc-ngữ mới có, mở đường cho văn-minh Tây-phương lọt vào
trong nước bằng cách phiên-dịch sách ngoại-quốc, tuyên truyền tư-tưởng
mới, mở mang sự học cho phổ cập khắp các từng lớp dân chúng, thì chả bao
lâu mà nước được phú cường.
Tóm lại, chữ quốc-ngữ, do các giáo-sĩ đặt ra cho ta, rất có thể – nếu ta
biết dùng – là tên lính hùng dũng chiếm đoạt lấy sức mạnh văn-minh bên
ngoài đưa vào trong nước tiêu-diệt hủ-tục, cải hoá đời sinh-hoạt trên đường
tiến-bộ cho quốc dân.
BÀI ĐỌC THÊM : TIỂU SỬ CỐ ALEXANDRE DE RHODES VÀ
PIGNEAU DE BÉHAINE
A) ALEXANDRE DE RHODES
Alexandre de Rhodes sinh ở Avignon năm 1591. Sang Ma-cao năm
1619 và đến Nam-kỳ năm 1624.
Đến Nam-kỳ, ông chăm chú học tiếng Đại-việt. 6 tháng sau, ông đã nói
sõi và giảng đạo được bằng tiếng bản xứ. Đồng thời, ông nghiên-cứu rất kỹ-
lưỡng về phong-tục tình-hình người Đại-việt và viết ra nhiều sách cho người
Đại-việt xem.