Sau nhờ có tướng Chu văn-Tiệp mà chả bao lâu Gia-định lại giở về tay
Nguyễn-vương.
Chu văn-Tiệp là người Qui-nhân, nhân lúc thời thế loạn ly, tụ họp bè
đảng, giữ núi Trà-lang (thuộc Phú-yên). Khi chúa Nguyễn (Định-vương) bỏ
Phú-xuân chạy vào Gia-định, Chu văn-Tiệp đem binh ra giúp. Chẳng may
chúa Nguyễn bị hại, Nguyễn-vương (Nguyễn Ánh lên nối nghiệp, Chu văn-
Tiệp theo giúp Nguyễn-vương được phong chức Chưởng-cơ. Thua Tây-sơn
bấy lâu, Chu văn-Tiệp lại về giữ Trà-lang. Nay được tin Gia-định lại thất thủ
mà Nguyễn Huệ đã giở ra Qui-nhân, Chu văn-Tiệp đem binh họp cùng quân
các Đạo, đánh đuổi bọn Đỗ nhân-Trấp, lấy lại thành Sài-côn.
Thu hồi Sài-côn rồi, Chu văn-Tiệp cho người ra Phú-quốc đón Nguyễn-
vương về.
Nhưng qua năm 1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ kéo quân vào đánh
Gia-định nữa. Quân Nguyễn tan vỡ, Nguyễn-vương lại phải chạy ra đảo
Phú-quốc. Bị Tây-sơn lùng bắt, Nguyễn-vương vất vả vô cùng trong quãng
thời gian này, thời gian đưa Nguyễn-vương đến chỗ cầu cứu với ngoại quốc.
BÀI 29 : NGUYỄN VƯƠNG CẦU CỨU VỚI PHÁP
Vào tháng 3 năm 1783, quân Tây-sơn vào đánh Gia-định. Quân
Nguyễn kháng cự không nổi mà tan rã, Nguyễn-vương phải chạy ra đảo
Phú-quốc. Bị Tây-sơn lùng bắt, Nguyễn-vương chạy hết đảo nọ sang đảo
kia, trốn tránh ; từ đảo Phú-quốc, Nguyễn-vương trốn sang đảo Koh-Rong
(đảo Cổ-lộng)
. Rồi từ Koh-rong sang Koh-Kut (đảo Cổ-cốt). Ở Koh-Kut,
Nguyễn-vương giở lại Phú-quốc, tạt qua Panjang (đảo Thổ-châu). Trong khi
trốn tránh quân Tây-sơn như thế, vào tháng hai năm 1784, Nguyễn-vương
lại được gặp giám-mục Bá-đa-lộc (Pigneau de Béhaine, Evêque d'Adran) ở
một đảo trong vịnh Kempeng-Sem thuộc Tiêm-la. Vào cuối năm ấy,
Nguyễn-vương lại gặp giám-mục Bá-đa-lộc một lần nữa ở đảo Thổ-châu.
Giám-mục Bá-đa-lộc, được sung vào giáo-đoàn đàng trong (Misson de
la Cochinchine) năm 1765 (xem tiểu-sử ở bài 22) sang làm giám-đốc trường