LIÊN HOA LÂU - TẬP 4 - Trang 222

Lý Liên Hoa “à” lên một tiếng, lại nghe thấy Địch Phi Thanh lật qua một tờ giấy khác,

thản nhiên nói:

- Bức thư này chỉ có một câu, lạc khoản

(*)

là một chữ “Vân”.

(*) Là phần trên của thư pháp, thư từ hoặc tranh vẽ, có đề tên, tên hiệu, ngày tháng, lời

giải thích, thơ văn… đồng thời có đóng ấn chương.

Lý Liên Hoa chớp chớp mắt.

- Giấy của bức thư đó có phải là giấy bạch tuyên rất thông dụng, trên bì thư có đóng

con dấu phi điểu không?

Giọng điệu của Địch Phi Thanh không cao không thấp, lại không hề hả hê trước nỗi đau

của kẻ khác, cũng chẳng có vẻ gì là đồng tình cảm khái.

- Không sai, đây là chữ của Vân Bỉ Khâu, con dấu của Bạch Giang Thuần.

Lý Liên Hoa thở dài.

- Bức thư sau đi.

Giọng điệu của Địch Phi Thanh rất bình thản:

- “Tháng Tư năm Tân Dậu, giết Tả Tam Kiều. Việc gấp cô nương nhắc đến, đang được

tìm kiếm”.

Đây là lá thư tháng Tư, lá thư tháng Năm mở ra, trong ánh mắt Địch Phi Thanh hiện lên

tia sáng lạ.

Đây là địa đồ một trăm tám mươi tám nhà lao của Bách Xuyên Viện.

Đó không chỉ là một tấm địa đồ, mà còn là một tấm bản đồ chi tiết có đánh dấu rõ ràng.

Năm đó Tứ Cố Môn phá Kim Loan Minh, Địch Phi Thanh chìm xuống biển mất tích, đám
người còn lại hoặc bị bắt hoặc bị giết. Bởi vì người bị bắt quá nhiều nên để tránh giết người
hàng loạt, Kỷ Hán Phật đã phân loại những kẻ ít giết người, tội nghiệt không nặng để giam
vào địa lao, nếu thực sự hối cải thì sẽ được trọng thưởng tự do. Kể từ đó, rất nhiều ma đầu
quyền cao chức trọng đã không chết. Vào lúc song phương chiến đấu kịch liệt, cao thủ đối
đầu cao thủ, người bị giết thực sự không nhiều. Lúc ấy rất nhiều thuộc hạ của Địch Phi
Thanh đều bị nhốt trong một trăm tám mươi tám nhà lao này.

Bức thư thứ sáu là tường tận nỗi khổ tương tư của Vân Bỉ Khâu với Giác Lệ Tiếu, lời

văn trau chuốt hàm súc, đúng là rất có tài văn thơ. Bức thư thứ bảy là để trả lời câu hỏi của
Giác Lệ Tiếu, đáp rằng bên trong Bách Xuyên Viện có bao nhiêu cao thủ, Tứ Cố Môn có
bao nhiêu nhược điểm, vân vân. Bức thư thứ tám là lời tuyên bố với Giác Lệ Tiếu… Cứ tiếp
tục như thế này thì cả xấp thư hơn mười mấy bức này, thư đi thư lại càng lúc càng tới tấp,
bắt đầu từ si tình kể khổ đến sau này Vân Bỉ Khâu nghiễm nhiên trở thành nội ứng nấp
trong Bách Xuyên Viện của Giác Lệ Tiếu. Kế Long Vương Quan khiến Phó Hoành Dương
tức chết thì ra là tác phẩm của Vân Bỉ Khâu, y trở thành quân sư hàng thật giá thật xuất
mưu hiến kế cho Giác Lệ Tiếu.

Địch Phị Thanh chỉ chọn đọc mấy câu trọng điểm trong thư, đọc đến bức cuối cùng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.