ngắm vật mới mà không biết rằng cái bản ngã của ta cũng thay đổi hoài.
Người nào chỉ nghĩ du lịch là ngắm cảnh ngoài thì không biết chú trọng tới
nội tâm mình. Ngắm cảnh ngoài là muốn cho vạn vật hoàn toàn, xét nội
tâm mình là muốn thoả mãn ở trong lòng. Thoả mãn ở trong lòng là đạt cái
mức cao nhất của du lịch, cầu cho vạn vật hoàn toàn thì không đạt được
mức đó.
Từ đó, Liệt tử suốt đời không đi du lịch nữa, tự cho rằng mình không biết
cách du lịch.
Hồ Khâu tử bảo : “Cái cao nhất của sự du lịch ở đâu? Ở chỗ không biết
mình đi đâu. Cái mức cao nhất của sự quan sát sự vật là không biết mình
nhìn cái gì nữa. (Đừng cố ý du lịch, cố ý quan sát thì) vật nào cũng là cơ
hội cho mình du lịch, quan sát được. Tôi cho du lịch là như vậy, quan sát là
như vậy. Cho nên bảo : Phải đạt cái mức cao nhất của du lịch! Phải đạt cái
mức cao nhất của du lịch!”.
HƯ TÂM THÌ ĐƯỢC ĐẠO
IV.15
(Quan Doãn Hỉ viết)
Quan Doãn Hỉ
bảo: “Lòng mình mà vô chấp
thì hình, vật (ở ngài)
sẽ hiện rõ ra. (Lòng mình) động thì như nước, tĩnh thì như gương, ứng với
vạn vật như tiếng vang. Cho nên đạo là hình ảnh của vật, vật trái với đạo
chứ đạo không trái với vật. Người nào đã được hoàn thiện như đạo thì
không dùng tới tai, cũng không dùng tới mắt, cũng không dùng tới sức
mạnh, cũng không dùng tới tâm; còn người nào dùng tai, mắt, sức mạnh,
tâm mà muốn được như đạo, thì không phải cách. Nhìn thẳng ở trước mắt
(để tìm đạo) mà không ngờ nó ở phía sau mình. Khi dùng cái đạo thì nó đầy