Ở phía nam nước Kinh (tức nước Sở) có cây minh linh
, mùa xuân là
năm trăm năm, mùa thu là năm trăm năm. Thời thượng cổ có cây xuân lớn,
mùa xuân là tám ngàn năm, mùa thu là tám ngàn năm. Trên đất thối có thứ
nấm sáng sinh chiều chết. Mùa xuân và mùa hè có loài mông nhuế sinh ra
trong lúc mưa và trời nắng lên thì chết
Ở phía bắc Chung Bắc có một cái biển gọi là ao trời, biển đó có loài cá
chiều ngang là mấy ngàn dặm, chiều dài xứng với chiều ngang, gọi là con
cá côn; có loài chim gọi là chim bằng, cánh như cánh mây rũ ở trên trời,
thân mình cũng xứng với cánh. Người đời đâu biết được những vật đó. Vua
Đại Vũ
đi tới nơi mà thấy được, ông Bá Ích biết những loài đó mà đặt
Ở khoảng giữa sông Giang và sông Phố, có loài trùng rất nhỏ gọi là con
tiêu minh, bay từng đàn rồi đáp xuống lông mi mắt con muỗi mà không
chạm vào nhau. Chúng ở nhờ, đi đi lại lại mà con muỗi không hay; những
người mắt cực sáng như Li Chu, Tử Vũ
giữa ban ngày, dụi con mắt
giương mi cố nhìn mà cũng không thấy; những người tai cực thính như Đệ
Du, Sư Khoáng
giữa đêm (tĩnh mịch) cúi đầu lắng nghe mà không thấy
tiếng của chúng. Chỉ có vua Hoàng Đế với ông Dung Thành tử ở trên núi
Không Đồng, cùng trai giới ba tháng, lòng như tắt, hình hài tiều tuỵ, mới
lần lần dùng tinh thần mà thấy rõ chúng lù lù như sườn núi Tung Sơn
lần lần dùng cái khí mà nghe thấy tiếng ầm ầm như sét.
Nước Ngôi và nước Sở có một loại cây lớn tên là cây dữu, lá xanh biếc,
mùa đông mới nở hoa, trái đỏ và vị chua, vỏ nó trừ được bệnh sốt rét cơn.
Người Tề Châu quí cây đó lắm, đem nó trồng ở phía bắc sông Hoài, nhưng
nó biến tính đi thành cây chỉ
. Loài cù dục
không vượt được sông
vượt sông Vấn thì chết, đó là do khí hậu vậy.
Các loài, tuy hình, khí khác nhau, nhưng đều được bẩm thụ cái tính riêng
của trời đất, không thay đổi lẫn nhau; đời sống của mỗi loài đều hoàn hảo,