LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 142

không bị tai hoạ. Còn như vàng ngọc, châu báu, thức ăn, vải lụa, hoá phẩm,
là của người ta làm ra, chứa lại, đâu phải của trời cho; ăn trộm của người ta
thì bị tội, còn oán ai nữa?

Họ Hướng rất hoang mang, cho rằng họ Quốc gạt mình lần nữa, gặp ông
Đông Quách, đem hỏi lại. Ông Đông Quách bảo:

- Anh dùng cái thân thể của anh, chẳng phải là ăn trộm ư? Anh ăn trộm sự
điều hoà của âm dương để thành sinh lực của anh; thân anh cũng vậy,
huống hồ là ngoại vật, có vật nào là anh không ăn trộm? Thực ra trời đất,
vạn vật không rời nhau ra, phân biệt ra để chiếm hữu các vật đó, đều là lầm
lẫn

[75]

. Cách ăn trộm của họ Quốc, là cách “chung”, cho nên không bị tai

hoạ; còn cách ăn trộm của anh là “riêng”, cho nên bị tội. Tuy phân biệt
chung và riêng đó thì cũng vẫn là ăn trộm

[76]

. Cái đức (đạo, luật) của trời

đất là cái gì cũng có thể là chung được, cái gì cũng có thể là riêng được;
biết được cái đức của trời đất thì thế nào là ăn trộm, thế nào không phải ăn
trộm?

[77]


HỄ TIN THÌ LÀM GÌ CŨNG ĐƯỢC

II.6

(Phạm Thị hữu tử viết Tử Hoa)


Phạm Thị có một người con tên là Tử Hoa khéo gây tiếng tốt, trong nước ai
cũng phục, được vua Tấn tin cậy, tuy không có chức vụ gì mà được ngồi
bên phải ba vị khanh

[78]

.


Tử Hoa thích ai thì người đó được vua ban tước liền, chê ai thì kẻ đó bị
truất liền, được lui tới tư dinh ông ta thì cũng như vô ra triều đình.

Tử Hoa xúi bẩy cho bọn hiệp khách

[79]

trong nhà tranh nhau về trí ngu, về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.