mạnh yếu, dù có kẻ bị thương tích trước mắt, ông cũng thản nhiên, suốt
ngày đêm lấy trò đó làm vui, cơ hồ thành cái tục trong nước.
Hoà Sinh và Tử Bá là hai thượng khách của ông ta, đi ra ngoài cõi, trọ ở
nhà một ông nông dân già tên là Thương Khâu Khai. Ban đêm, hai người
đó nói với nhau về uy danh của Tử Hoa, có thể làm cho kẻ sống phải chết,
kẻ chết được sống lại, kẻ giàu hoá nghèo, kẻ nghèo hoá giàu. Ông lão
Thương Khâu Khai nghèo đói quẫn bách, nép ở cửa sổ nghe lóm được,
chuẩn bị lương thực, xếp vào giỏ, lại nhà Tử Hoa.
Bọn đàn em của Tử Hoa đều là hạng gia thế, bận đồ lụa, ngồi xe đẹp. Họ
ung ung bước tới, ngó ngang ngó ngửa, liếc thấy Thương Khâu Khai tuổi
đã già, sức đã suy, mặt mũi sạm nắng, mũ áo lôi thôi, (…), tỏ vẻ khinh bỉ,
nhạo báng, xô đẩy, lôi kéo, làm tình làm tội ông già đủ thứ. Thương Khâu
Khai không tỏ vẻ bực mình và bọn đó đùa giỡn riết rồi chán.
Rồi họ cùng với Thương Khâu Khai lên một cái đài cao, một người trong
bọn nói đùa:
- Ai dám nhảy xuống đất thì ta thưởng cho trăm lượng vàng
Mọi người đều tán thành. Thương Khâu Khai tin là thật, nhảy xuống đầu
tiên. Thân thể ông như chim bay, đáp nhẹ xuống đất, xương thịt không bị
thương gì cả. Bọn Phạm Thị cho là chuyện may mắn ngẫu nhiên, chưa phải
là quái dị. Dịp khác, họ trỏ một chỗ sâu tại một khúc sông bảo dưới đó có
châu bảo, xuống mò sẽ được. Thương Khâu Khai lại tin, lặn xuống, rồi nổi
lên, quả nhiên vớt được châu bảo. Lúc đó mọi người mới bắt đầu nghi (có
phép lạ nào đó), Tử Hoa mới ra lệnh đãi ông già vào hạng thượng khách,
được ăn thịt và bận đồ tơ lụa.
Chẳng bao lâu, kho của Phạm Thị cháy lớn, Tử Hoa bảo ông già: