lên. Tôi theo đúng giờ ăn, biết lúc nào nó đói, nó no; tôi hiểu lí do khiến nó
hung dữ mà theo ý nó; nếu bị nó cắn chết thì chỉ tại làm trái ý nó. Cho nên
tôi không dám làm trái ý nó
, khiến cho nó nổi giận, mà cũng không
theo bản năng của nó, kích thích nỗi vui của nó, vì vui hết rồi thì tất giận,
giận hết rồi thì thường vui; cả hai trường hợp đều không trung hoà (không
quân bình).
Lòng tôi không muốn làm trái ý chúng cho chúng giận, kích thích cho
chúng vui, cho nên các loài cầm thú đều coi tôi như đồng loại của chúng.
Cho nên chúng nhởn nhơ trong vườn mà không nhớ cảnh rừng cao, đầm
rộng, ngủ trong sân mà không đòi cảnh núi sâu, hang thẳm. Lẽ tự nhiên như
vậy.
THUẬT LỘI TRONG NƯỚC
II.9
(Khổng tử quan ư Lữ Lương)
Khổng Tử ngắm thác nước ở Lữ Lương từ trên cao ba mươi “nhẫn”
đổ
xuống, cuồn cuộn nổi bọt lên tới ba mươi dặm, ngay đến loài giải, ba ba,
cá, kì đà cũng không lội trong dòng đó được. Bỗng ông thấy một người đàn
ông lội trong dòng, tưởng người đó có nỗi khổ tâm mà muốn tự tử, bèn sai
học trò đi dọc theo bờ thác mà vớt. Nhưng thấy cách chỗ đó vài trăm bước,
người đó nhoi lên bờ, vuốt tóc lại, vừa đi vừa hát ở chân đê.
Khổng Tử đuổi kịp người đó hỏi:
- Thác Lữ Lương từ trên cao ba chục “nhẫn” đổ xuống cuồn cuộn lên tới ba
mươi dặm, ngay loài giải, ba ba, cá kì đà cũng không lội trong dòng đó
được. Mới đầu tôi thấy chú lội ở trong thác, tưởng chú có nỗi khổ tâm mà
muốn tự tử, sai học trò của tôi đi theo bờ mà vớt chú. Rồi chú nhoi lên,