LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 157

đoạn kết là thay đổi.

[89]

Người ta dùng nhựa dính bôi vào đầu gậy, chấm vào cánh ve sầu là bắt

được nó.

[90]

Truyện này có chép trong thiên Đạt sinh của Trang tử.

[91]

Ý nói bọn nhà Nho, như ta nói bọn thầy Đồ.

[92]

Hạt dẻ: Trong Trang tử và Nam Hoa kinh, bài Tề vật luận 2, cụ NHL

ghi là “trái lật” và chú thích: “Nguyên văn chỉ có tam, tứ (ba, bốn), chứ
không nói rõ ba, bốn cái gì. Các bản dịch thường thêm ‘trái lật’: chataigne
hoặc ‘thăng’: một đơn vị đo lường cho dễ hiểu”. Trong Liệt tử, bản chữ
Hán cũng “chỉ có tam, tứ (ba, bốn)…”. (Goldfish).

[93]

Truyện này có chép trong thiên Tề vật luận của Trang tử.

[94]

Chỗ tế thần đất.

[95]

Truyện này, trong Cổ học tinh hoa, có nhan đề là Cảm tình. (Goldfish).

[96]

Tên Bốc Thương, đốc tín, cẩn thủ, hay bàn về những điều tinh vi.

[97]

Coi chú thích bài IV.1.

[98]

Tên là Đoan Mộc Tứ, có tài biện thuyết, thích buôn bán.

[99]

Tên là Trọng Do, cũng có tên là Quí Lộ, giỏi binh bị, tính quả cảm,

cương trực.

[100]

Tên là Chuyên Tôn Sư, tính ung dung, nhúng nhường.

[101]

Nguyên văn: bất năng phân; có sách dịch là không biết nghĩ lại. B.G.

dịch là: không biết tranh luận. Nhưng có sách lại bảo chữ phân đó chính là
chữ nhẫn (nhịn) in lầm.

[102]

Tức thái độ “vô khả, vô bất khả”.

[103]

Nguyên văn: thử kì sở dĩ sự ngô nhi bất nhị dã. Đường Kính Cảo chú

thích bất nhị là không có lòng ngờ gì cả. B.G. dịch là: không thờ một người
nào khác
. Có sách lại dịch là không có hai lòng.

[104]

Truyện này chép đúng như vậy trong Khổng tử gia ngữ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.