Vua Lương bảo:
- Tiên sinh có một bà vợ lớn, một bà vợ nhỏ mà không trị được, có ba mẫu
vườn mà không rẫy cỏ, mà bảo trị thiên hạ dễ như lật bàn tay, sao vậy?
Đáp:
- Nhà vua thấy đứa chăn cừu không? Một bầy trăm con cừu, cho một đứa
nhỏ cao năm
thước cầm cây roi bằng cọng sen mà chăn, nó muốn dắt
về phía Đông thì bầy cừu đi về phía Đông, dắt về phía Tây thì đi về phía
Tây. Nếu vua Nghiêu dắt một con cừu thôi, vua Thuấn cầm roi bằng cọng
sen mà chăn thì chắc là con cừu không đi. Vả lại thần nghe nói con cá lớn
có thể nuốt một chiếc thuyền thì không lội trong cái ngòi, cái lạch; con
hồng hộc bay tít trên cao thì không đáp xuống cái ao đục. Tại sao vậy? Tại
các loài đó muốn lội, bay thật xa. Cái hoàng chung và cái đại lữ
, thì
không dùng để tấu một khúc vũ tạp nhạp. Tại sao vậy? Tại thanh âm không
hợp.
Người nào muốn làm việc lớn thì không làm việc nhỏ nhặt, muốn thành
công lớn thì không màng tới thành công nhỏ nhen. Đó ý thần như vậy.
Chú thích:
Chúng tôi không hiểu ba chữ “Yên ư giao” (được mời đón ở ngoài
thành) có nghĩa là gì. B.G dịch là: hỏi đường.
Lương là kinh đô nước Nguỵ, cũng trỏ nước Nguỵ.
Bài này chỉ là một ngụ ngôn.
Vì Dương tử hết vẻ tự mãn, kiêu căng, mà đồng hoà với các người khác,
nên các người khác coi ông ta như họ. Bài này có chép trong thiên Ngụ