LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 212

ngôn của Trang tử.

[5]

Nguyên văn: An vãng như bất ái tai? Không hiểu B.G theo bản nào mà

dịch là: Cứ vui vẻ theo đường đó, đừng miễn cưỡng. Bài này có trong Nam
Hoa kinh
, thiên Sơn mộc.

[6]

Mười ngày: bản chữ Hán do Vvn cung cấp chép là bảy ngày (thất nhật

七日 ). (Goldfish).

[7]

Nguyên văn: là no đói.

[8]

Đại ý là người ta sinh ra đã có mầm chết rồi, đó là lẽ trời. Chúng tôi

đoán vậy mà không dám chắc. B.G dịch là : Ai làm chủ được đời sống thì
cũng hiểu được nó
.

[9]

Nguyên văn là hậu, trái với bạc, chúng tôi dịch thoát như vậy.

[10]

Em Dương Chu.

[11]

Nguyên văn: tuỳ sở vi, tuỳ sở bất vi; chúng tôi theo B.G mà dịch như

vậy, nhưng còn ngờ.

[12]

Nguyên văn: nhân nhi dĩ hĩ, B.G. dịch là: L’homme n’est pas plus

qu’un homme: con người cũng chỉ là con người mà thôi, không hơn gì.

[13]

Vì Quản Trọng không muốn mình được tiếng là có đức hơn vua.

[14]

B.G. dịch là: chết rồi chỉ còn cái tên là ông Quản mà thôi.

[15]

Không sách nào chú giải Điền thị này là ai? Chắc không phải là Điền

Văn, tức Mạnh Thường Quân vì Điền Văn ở thời Chiến Quốc, Dương Chu
ở thời Xuân Thu. Từ Hải cũng không cho biết gì cả.

[16]

Chúng tôi theo B.G. mà thêm câu này. Hai bản chữ Hán không có.

[17]

Thực danh là có đức mà tự nhiên có danh; nguỵ danh trái lại.

[18]

Hứa Do và Thiện Quyển là hai nhà ẩn sĩ, được vua nhường ngôi mà

không nhận. Câu này Dương Chu có ý chê Nghiêu Thuấn là giả bộ nhường
ngôi; lời lẽ nghiêm khắc quá.

[19]

Bá Di, Thúc Tề đều là con vua Cô Trúc, nhường ngôi lẫn nhau, rồi

trốn đi. Người con giữa lên ngôi. Sau cả hai đều chê vua Vũ vương nhà
Chu là bất nhân, không ăn lúa nhà Chu, chịu chết đói ở núi Thú Dương. Coi
bài Bá Di liệt truyện trong Sử kí của Tư Mã Thiên.

[20]

Nguyên văn: mĩ hậu: đẹp, dày, trỏ thức ăn và y phục.

[21]

B.G dịch khác hẳn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.