Câu này chúng tôi dịch thoát ý.
Nghĩa là đều do tự nhiên cả, như nhau cả.
Sách in là: “Sống là Nghiêu, Thuấn, chết là thịt rã xương mục”, tôi tạm
sửa lại như trên cho phù hợp với mạch văn. Bản chữ Hán do bác Vvn cung
cấp chép là: Sinh năng Nghiêu Thuấn, tử năng hủ cốt; sinh năng Kiệt Trụ,
tử năng hủ cốt.
生則堯舜 , 死則腐骨 ; 生則桀紂 , 死則腐骨 . (Goldfish).
Bá Di – Coi chú thích bài VII.1
Triển Quí tức Liêu Hạ Huệ, người nước Lỗ thời Xuân Thu, mĩ nữ ngồi
vào lòng ông, mà ông vẫn thản nhiên.
Nguyên Hiến, tên tự là Tư, môn đệ của Khổng tử, nghèo mà vẫn vui
vẻ về đạo, khi Khổng tử mất, ông đi ẩn ở nước Vệ.
[Trong bộ Trang tử, bài Thiên địa 7, chép: “ Khi vua Nghiêu trị thiên hạ,
phong Bá Thành Tử Cao làm chư hầu; rồi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua
Thuấn, vua Thuấn lại truyền ngôi cho ông Vũ, Bá Thành Tử Cao bèn bỏ
chức chư hầu mà về cày ruộng”. Khi ông Vũ lại thăm, hỏi tại sao, Tử Cao
đáp: “Xưa vua Nghiêu trị thiên hạ, không khen thưởng ai mà dân chúng
đều gắng sức (làm điều thiện), không trừng phạt ai mà dân sợ. Ông dùng
thưởng phạt mà dân lại bất nhân, đạo đức suy vi, do đó phải đặt ra cực
hình. Đời sau mà loạn là bắt đầu từ đây”. (Goldfish)].
Tên là Hỉ, người coi cửa Hàm Cốc (quan doãn là chức coi cửa quan)
được Lão tử giao cho tập Đạo Đức kinh trước khi Lão tử qua cửa Hàm Cốc
để rồi Trung Quốc mà sang một nước ở phía Tây (theo truyền thuyết).
Quan Doãn sau cùng cũng đi về phía Tây, không rõ tung tích. Có cuốn
Quan Doãn tử, nhưng chắc là của người đời sau nguỵ tác.
Chu Công là con vua Văn vương, em vua Võ vương, chú của Thành
vương (-1115 -1077), nhiếp chính cho Thành vương; vì anh và em ông
muốn cướp ngôi của Thành vương, ông phải giết anh và bỏ tù em. Chu
Công giỏi cai trị, đặt ra lễ nhạc.
Các sách khác chép là Triệu Công, cũng nhiếp chính.