LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 59

Ông bảo bốn hạng người: ham sống lâu, ham danh, ham vị và ham tiền là
những kẻ “trốn” (tự nhiên), vì họ phải tuỳ thuộc vào ngoại vật, vào người
khác, sợ đủ thứ, mà mất tự do. Và ông dẫn một câu ngạn ngữ: “Người nào
không lập gia đình, không làm quan thì túng dục mất đi một nửa; người nào
không quan tâm tới cái ăn cái mặc thì chẳng có bổn phận vua tôi” (bài
VII.16 ).

Mạnh tử mắng Dương Chu là vô quân: đúng. Dương Chu vô tổ quốc; theo
bài này, ông còn muốn vô gia đình nữa. Cái gì làm luỵ cho ông thì ông
không thích, mà quá trọng kỉ thì dễ thành vị kỉ. Trong ba triết học lớn của
Trung Quốc, chỉ duy Khổng giáo là rất trọng gia đình, còn Mặc và Lão đều
không bận tâm tới.

Ông chê hết thảy các bậc hiền nhân, thánh nhân thời trước là “coi trọng
tiếng khen chê một thời làm cho tinh thần, hình hài tiều tuỵ, muốn lưu lại
cái danh hão mấy trăm năm sau khi chết, nhưng chết rồi có cách nào làm
cho nắm xương tàn tươi lại, tái sinh mà hưởng lạc được không?” (bài
VII.14 ).

Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ chết rồi thì cũng như nhau, mà khi sống, Nghiêu,
Thuấn chỉ vì ham tiếng tốt phải chịu bao nỗi cực khổ, còn Kiệt, Trụ được
hưởng biết bao nỗi sung sướng (bài VII.12 và VII.13).

Đáng chê nhất là Bá Di, ham cái tiếng thanh khiết, không chịu ăn lúa nhà
Chu vì chê Vũ vương là bất nhân, mà đến nỗi chết đói ở núi Thú Dương; và
ông Liễu Hạ Huệ, ham cái tiếng trong trắng, gái đẹp ngồi trong lòng mà
không hề động tâm, đến nỗi phải tuyệt tự. “Cái trong trắng, cái thanh khiết
làm mê muội con người đến bực đó” (bài VII.4).

Giọng gay gắt nhất là bài VII.1 , trong đó ông bảo các bậc hiền nhân mà có
danh đều giả dối hết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.