LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 60

“Hễ thực thì không có danh, hễ có danh thì không thực, những người có
danh đều là nguỵ hết (Thực vô danh, danh vô thực, danh giả, nguỵ nhi dĩ
). Hồi xưa vua Nghiêu vua Thuấn giả dối đem thiên hạ nhường cho Hứa
Do và Thiện Quyển (hai ẩn sĩ này đều từ chối), nên mới giữ được thiên hạ
mà hưởng lộc tới trăm tuổi. Bá Di, Thúc Tề thực tâm nhường ngôi nước Cô
Trúc, cho nên mới mất nước, chết đói ở núi Thú Dương. Coi đó thì biết
được thành thực và giả dối khác nhau ra sao”.

Vậy những kẻ nào có danh mà vẫn sống sung sướng đều là phường giả dối,
còn những kẻ có danh mà sống khổ sở thì không giả dối, nhưng ngu dại,
đều đáng chê cả.

Tóm lại quí sinh, dưỡng sinh theo Dương Chu là mai danh, ở ẩn, không cho
ai biết tới mình, cứ thoả mãn thị hiếu tự nhiên, theo mệnh trời, không cầu
sống lâu, càng không nên mong giàu, nhưng nghèo quá thì cũng khó mà vui
được. Ông cho sống chỉ có mục đích: tìm một hạnh phúc tự nhiên, giản dị.
Nhưng các triết gia khác bàn đông bàn tây, làm cho loài người hoang mang
như người láng giếng của ông mất con cừu mà tìm không ra vì đường lắm
ngã rẽ.

*

Hồ Thích căn cứ vào câu: “Thực vô danh, danh vô thực, danh giả, nguỵ nhi
dĩ hĩ” mà cho rằng Dương Chu chủ trương chỉ thừa nhận cá thể, tức cái
thực thôi, không thừa nhận cái tên để gọi chung các thể; nghĩa là Hồ Thích
cho chữ danh trong câu dẫn trên của Dương tử có nghĩa là tên chứ không
phải chỉ có nghĩa là danh tiếng. Tên một vật gì đó, chẳng hạn cái bàn, là do
người ta đặt ra, là “nhân vi”, cho nên bảo “danh giả, nguỵ nhi dĩ hĩ” – chữ
nguỵ gồm chữ nhân và chữ vi

[4]

. Mà cái tên đó, không phải là vật có thực,

vì tiếng bàn chỉ chung các đồ đạc ta dùng làm chỗ viết lách, hay chỗ ăn,
chỗ chơi, chứ không phải chỉ riêng một đồ vật nào cả. Ý niệm cái bàn là ý
niệm trừu tượng, nói cái bàn thì ta không biết nó ba chân hay bốn chân,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.