LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 61

tròn hay vuông, cao hay thấp, bằng gỗ hay bằng sắt..., vì vậy mà bảo “danh
vô thực”.

Chúng tôi đọc kĩ tất cả những bài Dương Chu nói về danh, không thấy có
nghĩa đó, chỉ thấy Dương dùng chữ danh với nghĩa: tiếng tăm. Mà ngoài
Hồ Thích ra, chúng tôi cũng không thấy một học giả nào khác hiểu chữ
danh của Dương theo cái nghĩa là tên để gọi vật.

Nếu quả thực cách giả thích của Hồ Thích mà đúng thì Dương Chu đã có
một chủ trương thật mới mẻ, không giống một nhà nào khác: Khổng tử
trọng danh (hiểu nghĩa là tên), nhưng cho rằng người ta dùng sai nhiều tên,
cần phải “chính danh” lại, chẳng hạn một nhà cầm quyền yêu dân, hiền
minh thì mới gọi là vua, kẻ hại dân mà gọi là vua thì sai, dù kẻ đó ở ngôi
chí tôn. Mặc tử rất trọng thực dụng, chê bọn người ham danh tiếng mà
không xét cái thực (dự nghĩa chi danh như bất sát kỳ thực) chứ không chê
cái tên là vô dụng; Lão tử cho rằng danh không diễn tả được cái đạo vĩnh
cửu bất biến (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh)
và chỉ muốn bảo ngôn ngữ là một dụng cụ thô thiển, chứ không hề chủ
trương không dùng danh; môn đệ của Mặc tử, tức phái Mặc gia cho rằng
muốn hiểu biết thì phải dùng danh, nên rất chú trọng đến danh, và bảo:
“Gọi cái thực là lấy cái danh mà mô tả cái thực” (Cử, nghĩ thực dã). Mà
Công Tôn Long, Tuân tử sau này đều cho danh là cần thiết, phải điển chế
danh cho nó diễn đúng được thực, mà lại giản dị, phân biệt được những vật
bề ngoài tuy khác mà bên trong giống nhau, hoặc bề ngoài giống nhau mà
bên trong khác nhau.

Dương Chu chết trên hai ngàn năm, ai mà quyết được cách giải thích của
Hồ Thích đúng hay không, cho nên chúng tôi xin ghi lại ở trên để độc giả
phán đoán.

Dù sao vấn đề cũng không quan trọng, Dương tử lưu danh tới ngày nay
không nhờ thuyết “danh vô thực, thực vô danh” đó mà chỉ nhờ mỗi một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.